6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại biên giới
Hoạt động thƣơng mại biên giới là một hoạt động thƣơng mại quốc tế, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của hoạt động thƣơng mại quốc
19
tế, ngoài ra nó còn có các đặc điểm riêng của hoạt động thƣơng mại tại khu vực biên giới, bao gồm:
- Thƣơng mại biên giới mang tính địa phƣơng, khu vực: Thƣơng mại biên giới là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa hai nƣớc có chung đƣờng biên tại khu vực biên giới giữa hai quốc gia. Vì vậy, việc căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng nƣớc láng giềng để tổ chức sản xuất hàng hóa, tạo nguồn hàng cho phát triển thƣơng mại biên giới sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phƣơng. Khu vực biên giới mở cửa không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển buôn bán với nƣớc láng giềng mà còn là cơ sở để phát triển kinh tế khu vực dọc theo hành lang biên giới giữa hai nƣớc cũng nhƣ tạo cầu nối liên kết thị trƣờng nội địa với thị trƣờng quốc tế.
- Thƣơng mại biên giới có cơ chế ƣu đãi do một nƣớc đơn phƣơng thực thi nhằm mục tiêu khuyến khích hoạt động kinh tế vùng biên giới, thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất vùng biên giới. Với đặc điểm của các khu vực này là trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa thấp, cơ chế ƣu đãi biên mậu có tính chất xã hội và không nhằm dành ƣu đãi cho các sản phẩm nhập khẩu từ các nƣớc láng giềng nhờ cơ chế này. Cách thức dành ƣu đãi nhƣ vậy, trên nguyên tăc, sẽ không đƣợc sử dụng vì mục đích phân biệt đối xử các hàng hóa tƣơng tự từ các quốc gia khác. Cơ chế biên mậu là một cơ chế đặc biệt thƣờng do một nƣớc đơn phƣơng áp dụng, dành ƣu đãi riêng biệt có lợi hơn thƣơng mại thông thƣờng. Các ƣu đãi này thƣờng gắn với những mục tiêu phát triển cộng đồng cƣ dân biên giới. Do không bị rằng buộc chặt chẽ theo quy định của WTO nên một quốc gia có quyền chủ động đƣa ra các điều kiện hoặc loại bỏ hoàn toàn những quy định này mà vẫn không bị coi là đi ngƣợc lại với những định chế của WTO.
20
- Thƣơng mại biên giới mang tính bổ sung lẫn nhau: Những lợi thế trong các yếu tố sản xuất về sức lao động, tài nguyên, vốn, kỹ thuật xủa hai nƣớc láng giềng thông qua thƣơng mại biên giới để bổ sung, hỗ trợ cho thực hiện lợi ích của mỗi bên. Sự phân chia biên giới làm cho các nguồn tài nguyên vốn đƣợc phân bố không đồng đều càng trở nên không đồng đều hơn dẫn đến nhu cầu tìm kiếm và bổ sung nguồn tài nguyên thông qua trao đổi với các nƣớc láng giềng và trao đổi giữa các địa phƣơng ở khu vực biên giới. Tính bổ sung ƣu thế qua lại là điều kiện thúc đẩy hoạt động thƣơng mại biên giới hình thành từ quan hệ cung cầu trên thị trƣờng khu vực biên giới hai nƣớc, là phƣơng thức trực tiếp nhất để đáp ứng nhu cầu trao đổi đó.
- Thƣơng mại biên giới mang tính lựa chọn song hƣớng: Thƣơng mại biên giới có chức năng thực hiện đồng thời, một mặt hƣớng vào mở cửa thị trƣờng nội địa, mặt khác đƣa sản phẩm hàng hóa nội địa đến tiêu thụ tại thị trƣờng biên giới, từng bƣớc tham gia vào thị trƣờng quốc tế.
- Dễ phát sinh hiện tƣợng buôn lậu và gian lận thƣơng mại: Do điều kiện thƣơng mại thuận lợi tại các khu vực cửa khẩu biên giới, lại đƣợc Nhà nƣớc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ. Mặt khác, hoạt động thƣơng mại biên giới lại có tính linh hoạt cao, cho nên rất dễ phát sinh các hiện tƣợng nhƣ buôn lậu qua biên giới, gian lận thƣơng mại và các tệ nạn xã hội khác.
Ngoài ra, thƣơng mại biên giới còn có tính linh hoạt cao thể hiện ở những đặc điểm về chủ thể kinh doanh, về mặt hàng kinh doanh, tính đa dạng về phƣơng thức kinh doanh và quy mô, mức độ thuận tiện trong hoạt động kinh doanh tại các cửa khẩu trong khu vực biên giới, cụ thể:
- Về điều kiện kinh doanh: Hoạt động thƣơng mại biên giới có một thuận lợi cơ bản do có chung đƣờng biên giới trên bộ với nhau nên cƣ dân hai
21
bên vùng biên giới có một mối quan hệ gắn bó lâu đời, thậm chí có những tập quán văn hóa tƣơng đồng nhau. Bên cạnh đó, các nƣớc có chung biên giới đã ký kết các Hiệp định và thỏa thuận khác để tạo điều kiện phát triển thƣơng mại. Do đó, hoạt động thƣơng mại biên giới có những thuận lợi cơ bản sau:
+ Thuận lợi trong vấn đề nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng và hoạch định các chiến lƣợc kinh doanh
+ Thuận lợi trong quá trình vận chuyển, bảo quản hàng hóa, chi phí thấp. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Các quốc gia có phạm vi địa lý ở xa không thể có đƣợc lợi thế cạnh tranh này.
+ Tiến hành các nghiệp vụ xuất nhập khẩu đơn giản và thuận tiện.
- Về chủ thể kinh doanh: Các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại biên giới rất đa dạng, bao gồm nhiều loại hình: cƣ dân biên giới, doanh nghiệp quốc doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các hộ kinh doanh cá thể và cả các thƣơng nhân nƣớc ngoài...
- Về quy mô: Hoạt động thƣơng mại biên giới có quy mô rất khác nhau: Những lô hành xuất nhập khẩu có thể có quy mô rất lớn hoặc những lô hàng lại có quy mô rất nhỏ. Nhiều khi có những lô hàng nhỏ chỉ đáp ứng nhu cầu ở khu vực biên giới, thậm chí chỉ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cƣ dân biên giới. Do đó, những lô hàng này có đặc điểm không yêu cầu nghiêm ngặt về chất lƣợng, nghiệp vụ tiến hành đơn giản, tình linh hoạt cao, khả năng đổi mới mặt hàng nhanh.
- Về mặt hàng kinh doanh: Mặt hàng kinh doanh thƣơng mại biên giới cũng rất đa dạng và có tính linh hoạt cao. Nó có thể là những mặt hàng đƣợc sản xuất tại các khu vực biên giới, tại các tỉnh biên giới, tại các tỉnh khác trong toàn quốc, tại các nƣớc có chung biên giới và tại các nƣớc khác trên thế
22
giới. Đồng thời, các mặt hàng này cũng có nhiều mức chất lƣợng khác nhau, thậm chí có cả những mặt hàng không yêu cầu nghiêm ngặt về chất lƣợng.
- Về phƣơng thức kinh doanh: Hoạt động thƣơng mại biên giới áp dụng nhiều phƣơng thức kinh doanh khác nhau nhu xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu thông qua các đại lý, môi giới, mua bán đối lƣu, hàng đổi hàng, gia công quốc tế... Điểm đáng chú ý ở đây là nhiều khi quy trình xuất nhập khẩu không đƣợc áp dụng và tuân thủ một cách nghiêm ngặt, mà đối với những lô hàng nhỏ, hoặc đối với một số đối tƣợng kinh doanh nhất định, ngƣời ta tiến hành theo thói quen, theo tập quán mua bán, trao đổi tại các khu vực biên giới.
- Về hình thức thanh toán: Trong mua bán quốc tế, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, các doanh nghiệp thƣờng tiến hành thanh toán qua hệ thống các ngân hàng, với các phƣơng thức thanh toán nhƣ: phƣơng thức chuyển tiền, phƣơng thức nhờ thu, phƣơng thức tín dụng chứng từ (thanh toán bằng L/C)... Tùy vào quy mô và tính chất của mỗi thƣơng vụ mà ngƣời ta lựa chọn các phƣơng thức thanh toán, đồng tiền thanh toán cho phù hợp để đảm bảo an toàn và chi phí thấp.
Hoạt động thƣơng mại biên giới ngoài những đặc điểm chung nhƣ trên, còn có những đặc điểm riêng biệt nhƣ: thanh toán không thông qua hệ thống ngân hàng mà theo phƣơng thức thanh toán trực tiếp giữa ngƣời bán và ngƣời mua (có thể trả ngay hay trả chậm) và sử dụng đồng tiền của nƣớc ngƣời bán hoặc nƣớc ngƣời mua hoặc ngoại tệ khác theo thỏa thuận.