Triển vọng hợp tác thương mại biên giới ViệtNam –Campuchia

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 103 - 105)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Triển vọng hợp tác thương mại biên giới ViệtNam –Campuchia

4.1.2.1. Những thuận lợi phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia

Những thuận lợi cơ bản trong phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia trong thời gian tới là:

- Do điều kiện địa lý, bối cảnh lịch sử của hai nƣớc trên bán đảo Đông Dƣơng trƣớc đây và sự phát triển chính trị - kinh tế - xã hội hiện nay của hai

93

nƣớc đã gắn kết Việt Nam – Campuchia thành hai nƣớc anh em có quan hệ hữu nghị đặc biệt. Đây là yếu tố mang tính tiền đề đặc biệt quan trọng, tạo lập cơ sở cho sự hợp tác phát triển trong các quan hệ kinh tế, mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển hoạt động thƣơng mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới đất liền giữa hai nƣớc Việt Nam – Campuchia. Nhất là khi cả hai nƣớc đã là thành viên của ASEAN thì hoạt động giao lƣu kinh tế thƣơng mại tại các vùng cửa khẩu biên giới đã, đang và sẽ phát triển hơn nữa.

- Cả Việt Nam và Campuchia đều có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng nên trình độ phát triển của hai nƣớc láng giềng hữu nghị nói chung, khu vực dọc tuyến hành lang biên giới hai nƣớc nói riêng không có sự chênh lệch lớn, đều đang ở giai đoạn hình thành và phát triển. Nền kinh tế của cả hai nƣớc về cơ bản chủ yếu phát triển theo chiều rộng dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp của hai nƣớc đƣợc xếp vào loại thấp trong khu vực... Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy hai nƣớc tăng cƣờng trao đổi thƣơng mại biên giới với nhau để giảm thiểu thiệt hại trong buôn bán quốc tế với các nƣớc có trình độ phát triển cao hơn.

- Hệ thống các hành lang kinh tế Đông – Tây và Nam – Nam trong Tiểu vùng Mê Kông đang đƣợc thiết lập và chú trọng đầu tƣ phát triển của các nƣớc trong tiểu vùng đã tạo điều kiện thuận lợi đồng thời cũng mở ra triển vọng lớn để phát triển giao lƣu hàng hóa, phát triển hoạt động thƣơng mại biên giới Việt Nam – Campuchia.

- Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Campuchia trong giai đoạn tới Việt Nam có nhiều khả năng luôn ở thế suất siêu, do nhu cầu nhập khẩu ở Campuchia trong những năm tới vẫn tăng, nhất là nhu cầu hàng tiêu dùng và nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nƣớc vẫn cao, vì sản xuất trong

94

nƣớc ở Campuchia chƣa thể đáp ứng đƣợc; đồng thời hàng hóa của Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao chất lƣợng, bao bì, mẫu mã đƣợc cải thiện, đặc biệt là rất phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng Campuchia.

4.1.2.2. Những thách thức trong phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia

Phát triển hoạt động thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia còn nhiều thách thức nhƣ: nhiều thế lực thù địch tìm mọi cách gây mâu thuẫn biên giới giữa Việt Nam – Campuchia; khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn thấp so với hàng hóa của các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Trung Quốc; cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém; việc hàng lậu, hàng trốn thuế vẫn còn phổ biến tại thì trƣờng Campuchia... Vì vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng và ngƣời dân hai nƣớc để mối quan hệ láng giềng nói chung và quan hệ thƣơng mại nói riêng của hai nƣớc ngày càng phát triển.

4.2. Định hƣớngphát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020

Dựa trên tổng hợp Tài liệu Hội nghị giao ban công tác Ban Chỉ đạo thƣơng mại biên giới Trung ƣơng (Bộ Công Thƣơng, 02/2015) và trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia, định hƣớng phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020 nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)