Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu có liên quan

2.3.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp

Thông tin và số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các nguồn sau: - Thông qua báo cáo, số liệu thống kê và website của Bộ Công Thƣơng, Ban Chỉ đạo Thƣơng mại biên giới Trung ƣơng, Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, Bộ tƣ lệnh Bộ đội biên phòng - Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nƣớc, bài phát biểu tại các hội nghị, hội thảo...

45

- Thông qua báo cáo, số liệu thống kê và website của Đại sứ quán nƣớc CHXHCN Việt Nam tại Campuchia, Đại sứ quán Vƣơng quốc Campuchia tại Hà Nội.

- Thông qua báo cáo , số liệu thống kê và website của UBND các t ỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia.

- Thông qua bài phát biểu tại các hội nghị, hội thảo trong nƣớc và quốc tế có liên quan.

- Thông qua các Điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Về kinh nghiệm một số nƣớc đƣợc thu thập thông qua các tài liệu có liên quan.

2.3.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp

Thông tin và số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp sau: - Thông tin và số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ các mẫu đại diện của các doanh nghiệp kinh xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam –Campuchia.

- Hỏi tất cả các doanh nghiệp đƣợc lựa chọn những câu hỏi và nội dung nhƣ nhau. Đối tƣợng là thƣơng nhân Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia. Thông tin thu đƣợc bằng phƣơng pháp phỏng vấn này bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể đo đếm đƣợc.

- Mẫu bảng hỏi đƣợc sử dụng để thu thập số liệu từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia đƣợc trình bày ở phần Phụ lục.

46

- Có khoảng 460 doanh nghiệp thƣờng xuyên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia. Tác giả lựa chọn hỏi 46 doanh nghiệp (chiếm 10 %).

- Thông qua Cục Cửa khẩu – Bộ Tƣ lệnh Bộ đội Biên phòng, Mẫu bảng hỏi đƣợc gửi ngẫu nhiên đến các doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia.

- Số lƣợng Mẫu bảng hỏi đƣợc gửi đến mỗi tỉnh căn cứ vào mức độ kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đó trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia. Theo đó, tác giả chia thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm tỉnh Tây Ninh và An Giang có tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nên 10 Mẫu bảng hỏi đƣợc gửi đến 10 doanh nghiệp mỗi tỉnh; nhóm 2 gồm các tỉnh Gia Lai, Bình Phƣớc, Đồng Tháp và Kiên Giang, 5 Mẫu bảng hỏi đƣợc gửi đến 5 doanh nghiệp mỗi tỉnh; nhóm 3 gồm Đắk Lắk, Đắk Nông và Long An có tỷ lệ kim ngạch nhỏ nhất, 2 Mẫu bảng hỏi đƣợc gửi đến 2 doanh nghiệp mỗi tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)