6. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Coi trọng hợp tác ViệtNam Campuchia
Coi hợp tác Việt Nam – Campuchia là cơ sở thiết yếu nhằm phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020. Hợp tác phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Campuchia theo hƣớng láng giềng hữu nghị, cùng phát triển bền vững, đảm bảo ổn định lâu dài và cân đối lợi ích giữa hai nƣớc. Đẩy mạnh giao lƣu, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia, có kế hoạch từng bƣớc nhằm tạo ra vùng biên giới “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, đồng thời có các chính sách thƣơng mại thích hợp trên cơ sở tuân thủ các điều ƣớc quốc tế, khu vực và đặc thù của mỗi nƣớc.
Bên cạnh hợp tác giữa các cơ quan quản lý Trung ƣơng, hợp tác giữa chính quyền địa phƣơng hai bên biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đƣợc đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh. Xây dựng những cơ chế hợp tác, những thỏa thuận giữa hai bên biên giới Việt Nam với Campuchia nhằm thúc đẩy hoạt động qua lại của ngƣời và hàng hóa trong khi đảm bảo khả năng kiểm soát mọi vấn đề, kể cả an ninh quốc phòng. Hợp tác phải trên cơ sở cùng có lợi, nhằm mục đích cùng tồn tại hoà bình, bảo đảm an ninh, ổn định và phát triển khu vực biên giới giữa Việt Nam với Campuchia.
96
Coi hợp tác là một biện pháp chiến lƣợc trong phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020, nhƣng hợp tác không có nghĩa là chỉ chú trọng vào lợi ích trƣớc mắt mà thiếu định hƣớng phát triển, nghĩa là chúng ta cần xây dựng những chiến lƣợc và bƣớc đi cụ thể, phải đƣợc tổ chức, quản lý chặt chẽ, gắn liền với kiểm soát. Luôn chủ động và giải quyết đúng đắn mối quan hệ kinh tế với chính trị, với phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020 để cùng có lợi và bảo vệ an ninh quốc phòng, độc lập chủ quyền biên giới quốc gia.