Một vài chiến lược có hiệu quả nhằm phát triển thương mại hàng hóa qua các

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 50 - 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Một vài chiến lược có hiệu quả nhằm phát triển thương mại hàng hóa qua các

hóa qua các cửa khẩu biên giới tại một số nước (Trung Quốc, Canada,

Myanmar)

a) Chiến lƣợc phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới tại Trung Quốc

Trung Quốc là nƣớc có đƣờng biên giới rất dài, trên 22.000 km, những khu vực có đƣờng biên giới là những khu vực tự trị với tổng diện tích chiếm trên 60% diện tích của Trung Quốc, dân số chiếm trên 20% dân số Trung Quốc (Bộ Công Thƣơng, 2012). Trong những năm gần đây, hoạt động biên mậu của Trung Quốc phát triển rất nhanh và đạt kết quả rất tốt, đặc biệt là hoạt động biên mậu ở các khu vực Trung Quốc – Việt Nam, Trung Quốc – Nga, Trung Quốc – Myanmar.

Những năm trƣớc đây, mặc dù các địa phƣơng có biên giới đƣờng bộ của Trung Quốc đều là vùng rừng núi, sa mạc, xa các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, tình độ phát triển thấp và ít đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ. Nhƣng từ sau Hội nghị Trung ƣơng 3 khóa 11 năm 1978, Trung Quốc bắt đầu mở cửa toàn phƣơng diện, nhiều hình thức trong đó có mở cửa ven biên giới đất liền. Với phƣơng châm là lấy mậu dịch biên giới dẫn đƣờng, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật làm trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trƣờng các nƣớc xung quan làm mục tiêu. Trong thập kỷ cuối những năm 1980, Trung Quốc đã coi mậu dịch biên giới là “đột phá khẩu”. Cùng với lợi thế đƣờng biên giới dài tiếp giáp với nhiều nƣớc, Trung Quốc đã khai thác tối đa lợi thế này và coi chiến lƣợc phát triển mậu dịch biên giới là

40

bƣớc đi đầu tiên mang tính chất mở đƣờng cho chiến lƣợc mở cửa ven biên giới đất liền của Trung Quốc. Sau khi thực hiện chính sách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc đã ƣu tiên phát triển kinh tế các vùng biên giới nhằm khai thác lợi thế so sánh của các vùng này với các nƣớc láng giềng.Chiến lƣợc phát triển kinh tế vùng biên của Trung Quốc bao gồm: Chiến lƣợc phát triển khu vực “Đại Tây Nam” và chiến lƣợc “Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”. Đây là hai chiến lƣợc nằm trong chiến lƣợc chung “phát triển ba ven (ven biên, ven biển, ven sông) của Trung Quốc, trong đó chiến lƣợc phát triển khu vực Đại Tây Nam Trung Quốc đƣợc coi trọng nhất.

Để thực hiện chiến lƣợc phát triển vùng biên, Trung Quốc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ với các nƣớc láng giềng. Bắt đầu từ năm 1980, Trung Quốc đã thành lập và phát triển các đặc khu kinh tế, mở cửa nhiều thành phố và cảng biển. Cùng với việc thành lập các đặc khu kinh tế làm cơ sở cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với các nƣớc Đông Nam Á, Trung Quốc đã tiến hành hợp tác, liên kết đầu tƣ với các nƣớc trong khu vực. Sáng kiến hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) đã góp phần vào việc gia tăng quan hệ kinh tế với các nƣớc láng giềng. Trung Quốc đã liên kết với các nƣớc láng giềng bằng cách mở hơn nhiều cửa khẩu và chợ biên giới. Đối với mỗi nƣớc, Trung Quốc đều có chính sách riêng để quy định các doanh nghiệp đƣợc quyền kinh doanh mậu dịch biên giới. Chỉ có các doanh nghiệp của các tỉnh biên giới đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới đƣợc quyền kinh doanh biên mậu.

Trung Quốc đã căn cứ vào tình hình thực tế của việc phát triển mậu dịch biên giới đối chiếu với các quy tắc theo thông lệ quốc tế, để đƣa ra các loại hình quản lý mậu dịch biên giới nhƣ: Mậu dịch biên giới, mậu dịch tiểu ngạch biên giới. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc còn dành cho địa phƣơng biên giới các chính sách ƣu tiên đặc biệt, nhƣ phê chuẩn dự án hợp

41

tác, gia công biên mậu trong phạm vi địa lý của địa phƣơng, chính sách thuế... Chính phủ Trung Quốc cũng đang áp dụng giải pháp phát triển biên mậu từ ngân sách với tên gọi là “Chi chuyển vốn chuyên ngành” (ngân sách dành riêng cho phát triển kinh tế - thƣơng mại tại vùng biên giới), đồng thời tăng mức vốn hỗ trợ theo từng năm. Hàng năm dành một khoản kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kiểm tra tại các cửa khẩu cấp 1 (cửa khẩu quốc tế) và dần dần mở rộng phạm vi các cửa khẩu đƣợc hỗ trợ trong những năm tiếp theo. Đồng thời mở rộng các điểm thí điểm hoàn thuế xuất khẩu bằng Nhân dân tệ, và tiến hành dỡ bỏ các khoản thu, lệ phí hành chính không hợp lý.

b) Chiến lƣợc phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới tại Canada

Canada là một quốc gia rộng lớn, nằm ở Bắc Mỹ, đƣợc bao bọc bởi biển Bắc Đại Tây Dƣơng ở phía Đông, biển Bắc Thái Bình Dƣơng ở phía Tây, biển Bắc Cực ở phía Bắc và có biên giới đất liền với Mỹ ở phía Nam. Về phía Nam, Canada giáp với Hoa Kỳ, phía Đông Bắc có đảo Greenland thuộc Đan Mạch, ở bờ biển phía Đông của nƣớc này có hai quần đảo (Saint-Pierre và Miquelon) thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đƣờng biên giới dài nhất thế giới. Do diện tích lãnh thổ lớn (gần 10.000.000 km2) và trải dài nên ở Canada có các yếu tố địa lý rất khác biệt nhƣ: có nhiều vùng núi đá cao hiểm trở và các vùng thảo nguyên rộng lớn.

Canada là một nền dân chủ đại nghị liên bang và một quốc gia quân chủ lập hiến. Canada là một thành viên của Khối các quốc gia Thịnh vƣợng chung. Do tiếp nhận ngƣời nhập cƣ quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu ngƣời vào tháng 12 năm 2012 (Theo Ủy ban

42

thƣờng vụ Quốc hội - ban công tác đại biểu (2015), “Tổ chức và hoạt động của Quốc hội Canada”). Canada có nền kinh tế tiến bộ và đứng vào nhóm hàng đầu thế giới, kinh tế Canada dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và hệ thống thƣơng mại phát triển cao.Canada đƣợc xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lƣợng sinh hoạt, và tự do kinh tế.

Những công cụ, chính sách thƣơng mại đối ngoại có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình tự do hóa thƣơng mại của Canada chính là các hiệp định mà nƣớc này tham gia vào, bao gồm:Hiệp định Thƣơng mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA); các Hiệp định Bảo vệ và Thúc đẩy Đầu tƣ nƣớc ngoài (FIPAs); các Hiệp định Dịch vụ Hàng không; các Hiệp định Hợp tác Đổi mới và Khoa học Kỹ thuật (S&T); các Hiệp định Thƣơng mại Tự do.

Chính phủ Canada cam kết giúp các công ty Canada đạt đƣợc những thành tựu trong phát triển thƣơng mại với các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc giáp biên giới và đƣa Canada trở thành thị trƣờng có sức lôi cuốn mạnh đối với đầu tƣ, doanh nghiệp và nhân tài vào nƣớc này. Chính phủ đã cam kết cải thiện năng lực cạnh tranh của Canada và hỗ trợ các doanh nghiệp Canada khi họ theo đuổi các cơ hội trên thị trƣờng toàn cầu. Những thỏa thuận song phƣơng mới về hợp tác trong lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài và khoa học công nghệ đang tạo ra nền tảng vững chắc nuôi dƣỡng những mối quan hệ thƣơng mại gắn kết hơn ở những thị trƣờng trọng điểm của Canada. Thêm vào đó, những lợi thế mà Canada đang tạo ra thông qua việc cắt giảm thuế và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tại giao điểm biên giới giữa Canada với Hoa Kỳ, những hoạt động này có thể là đòn bẩy nhằm tăng cƣờng vị thế cạnh tranh của Canada ở khu vực Bắc Mỹ và thế giới.

43

c) Chiến lƣợc phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới tại Myanmar

Myanmar là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung - Ấn. Myanmar có tổng cộng 5.876km đƣờng biên giới, 2.185km giáp với Trung Quốc, 1.800km giáp với Thái Lan, 1.463km giáp với Ấn Độ, 235km giáp với Lào và 193km giáp với Bangladesh. Có Đƣờng bờ biển dài 1930km và diện tích là 676.577 km2 (Nguyễn Nam, 2015).

Trƣớc đây, Myanmar là một nƣớc có nền kinh tế tụt hậu rất xa so với các nƣớc láng giềng, hiện nay nƣớc này đang trong quá trình cải cách chuyển đổi nền kinh tế. Chính phủ Myanmar đã đề ra các giải pháp phát triển kinh tế, một trong số những giải pháp đó là phát triển thƣơng mại biên giới nhằm tăng cƣờng mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng với các nƣớc láng giềng là: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Bangladesh; nhất là thực hiện tự do buôn bán qua các cửa khẩu thuộc đƣờng biên giới với Trung Quốc và Thái Lan.

Hoạt động thƣơng mại biên giới Myanmar – Thái Lan đang tăng trƣởng hàng năm. Hiện Thái Lan đang đứng đầu trong số những đối tác thƣơng mại nƣớc ngoài của Myanmar, tiếp sau đó là Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ. Thái Lan cũng là nƣớc có số hợp đồng đầu tƣ vào Myanmar nhiều nhất với trên 7.000 triệu USD, chiếm 47% tổng giá trị đầu tƣ của các nƣớc vào Myanmar, kể từ khi quốc gia này mở cửa thị trƣờng trong nƣớc cho đầu tƣ nƣớc ngoài từ cuối năm 1988. Trong quá trình cải cách nền kinh tế của mình kể từ năm 2009, Myanmar đã cùng với Thái Lan mở thêm 7 khu mậu biên để tăng cƣờng thƣơng mại song phƣơng và góp phần vào đẩy mạnh trao đổi hàng hóa qua biên giới, duy trì sự ổn định, ngăn chặn tình trạng buôn lậu cũng nhƣ khuyến khích phát triển du lịch giữa hai nƣớc. Ngoài ra, hai nƣớc cũng tiến

44

hành xây dựng các cây cầu hữu nghị nối giữa Myawaddy của Myanmar và Maesot của Thái Lan.

Trong những năm gần đây, Myanmar và Trung Quốc đã mở rộng hợp tác toàn diện về kinh tế, thƣơng mại, văn hóa cũng nhƣ phối hợp chặt chẽ với nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế, tận dụng những ƣu thế của nhau để thúc đẩy hợp tác hiệu quả cùng có lợi. Trung Quốc cũng nhận thấy rằng: phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị với Myanmar là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Vì Myanmar có một vị trí quan trọng và thuận lợi, là con đƣờng ngắn nhất để Trung Quốc tiếp cận với biển Ấn Độ Dƣơng, và từ đó đến đƣợc với nguồn dầu mỏ của Trung Đông. Năm 1994, Myanmar và Trung Quốc đã ký Hiệp định Thƣơng mại biên giới. Đến năm 1998, nƣớc này đã có 5 cửa khẩu thƣơng mại biên giới với Trung Quốc. Tháng 01/2006, Myanmar đã hoàn thành xây dựng khu thƣơng mại biên giới Muse, rộng 150 hecta, đây là khu thƣơng mại biên giới lớn nhất nƣớc này, nối với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hội chợ thƣơng mại biên giới Myanmar – Trung Quốc đƣợc tổ chức luân phiên hàng năm tại các thị trấn biên giới của mỗi nƣớc kể từ năm 2001.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)