6. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Hợp tác ViệtNam –Campuchia về thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu
cửa khẩu biên giới
3.2.3.1. Hợp tác khu vực
Việt Nam và Campuchia có nhiều hợp tác trong các khuôn khổ hợp tác khu vực về thƣơng mại biên giới, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong các khuôn khổ khu vực nhƣ ASEAN, Ủy hội sông Mê Kông (MRC), Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), Chƣơng trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông – Tây (WEC), Chiến lƣợc hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Phraya-Mê Kông (ACMECS), Tam giác phát triển và các cơ chế khác.
3.2.3.2. Hợp tác giữa hai chính phủ
Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thƣơng mại tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia năm 2001. Đây chính là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cƣ dân biên giới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia trong hơn 1 thập kỷ vừa qua. Hiệp định quy định về tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại hàng hóa và thƣơng mại dịch vụ tại vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của nƣớc thứ ba xuất khẩu, nhập khẩu đi qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia, Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa hai nƣớc ngày 26/12/2013 (thay thế cho Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 04/11/2008). Nội dung Hiệp định quy định về việc quá cảnh hàng hóa giữa hai nƣớc, việc quá cảnh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm
57
ngừng nhập khẩu, việc quá cảnh gỗ và các sản phẩm gỗ qua lãnh thổ của mỗi bên; các cặp cửa khẩu quốc tế và các tuyến đƣờng nối hàng hóa quá cảnh đƣợc phép qua.
Bên cạnh đó, Bản thỏa thuận về việc thúc đẩy thƣơng mại song phƣơng giữa Chính phủ Vƣơng quốc Campuchia và Chính phủ nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 17 tháng 02 năm 2012. Thỏa thuận quy định danh mục những mặt hàng có xuất xứ từ một Bên ký kết đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan khi nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ của Bên ký kết kia; quy định các mặt hàng có xuất xứ từ một Bên ký kết, khi nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên ký kết kia, phải tuân thủ các quy định khác về xuất khẩu, nhập khẩu của Bên ký kết kia, giống nhƣ hàng hóa buôn bán thông thƣờng qua biên giới giữa hai nƣớc.
3.2.3.3. Hợp tác giữa các Bộ, ngành
Bộ Công Thƣơng Việt Nam và Bộ Thƣơng mại Campuchia phối hợp tổ chức Hội nghị hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia.
Đây là Hội nghị thƣờng niên do Bộ Công Thƣơng Việt Nam và Bộ Thƣơng mại Campuchia phối hợp tổ chức luân phiên ở mỗi nƣớc (Hội nghị Hợp tác phát triển thƣơng mại biên giới Việt Nam – Campuchia lần đầu tiên đƣợc tổ chức vào năm 2008, tại thành phố An Giang của Việt Nam), nhằm kịp thời đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc và những khó khăn vƣớng mắc cần tháo gỡ trong hoạt động buôn bán qua biên giới Việt Nam - Campuchia và thực hiện mục tiêu mà chính phủ hai nƣớc đã đề ra. Tại mỗi Hội nghị, Bộ Công Thƣơng nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thƣơng mại Vƣơng quốc Campuchia đều ký kết Biên bản ghi nhớ về về hợp tác phát triển thƣơng mại biên giới cho những năm tiếp theo.
58
Tại mỗi hội nghị, Việt Nam và Campuchia cùng nhau đánh giá thực trạng quan hệ thƣơng mại biên giới và đề ra các giải pháp cũng nhƣ hành động cụ thể cho giai đoạn tiếp theo. Các Hội nghị tập trung thảo luận giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia, thay đổi cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng hai nƣớc, dần dần hình thành đƣợc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt để phát triển thƣơng mại; đồng thời hợp tác trao đổi thông tin thị trƣờng, thông tin về cơ chế,chính sách về thƣơng mại biên giới, luật pháp của mỗi nƣớc, thủ tục xuất, nhập khẩu ngƣời, phƣơng tiện, hàng hóa qua cửa khẩu biên giới để cung cấp cho doanh nghiệp hai nƣớc.
Bộ Công Thƣơng Việt Nam và Bộ Thƣơng mại Campuchia phối hợp xây dựng đề án“Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020”
Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020” đã đƣợc Bộ Công Thƣơng Việt Nam và Bộ Thƣơng mại Campuchia phối hợp xây dựng, ký kết để triển khai thực hiện. Bộ Công Thƣơng Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 6077/QĐ-BCT ban hành ngày 15/10/2012. Quy hoạch phát triển mạng lới chợ biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020 đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia.
Bộ Công Thƣơng Việt Nam và Bộ Thƣơng mại Campuchia phối hợp thực hiện dự án “Xây dựng chợ biên giới thí điểm Việt Nam – Campuchia”
Dự án “Xây dựng chợ biên giới thí điểm Việt Nam – Campuchia”tại xã Đa, huyện Mê Mót, tỉnh Kongpongcham, Campuchia (đối diện là Cửa khẩu
59
quốc gia Chàng Riệc, xã Tân lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh). Đây là khu chợ biên giới thí điểm đầu tiên đƣợc chính quyền hai bên hợp tác xây dựng, nhằm giúp doanh nghiệp và cƣ dân biên giới có điều kiện tập kết, giao lƣu trao đổi hàng hóa hai chiều, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của ngƣời dân khu vực biên giới hai nƣớc. Khu chợ có tổng diện tích 1,8ha, đƣợc quy hoạch thành nhiều phân khu chức năng nhƣ nhà kho, khu tập kết hàng, bãi đậu xe… và các sạp buôn bán hàng tiêu dùng nhỏ, lẻ; khu dịch vụ ăn uống, giải trí… Hàng hóa đƣợc mua bán, trao đổi giữa 2 bên tại khu vực chợ chủ yếu là: nông sản, mủ cao su, củ sắn, bột sắn, hạt ngô, gia súc, thức ăn gia súc, trái cây và tạp hóa.
3.2.3.4. Hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia
Do có sự gần gũi về địa lý với đƣờng biên giới trên bộ dài nên các địa phƣơng Việt Nam và Campuchia dọc theo biên giới hai nƣớc có mối quan hệ hợp tác rất khăng khít, góp phần tích cực vào việc phát triển thƣơng mại biên giới Việt Nam – Campuchia. Hợp tác giữa các địa phƣơng biên giới của hai nƣớc ngày càng đƣợc quan tâm và có hiệu quả thiết thực. Điều này đã đƣợc thể hiện trong việc thiết lập các cơ chế hợp tác trao đổi thông tin, phối hợp tổ chức Hội nghị về Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia hàng năm. Thông qua các Hội nghị, các địa phƣơng hai bên có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau, từ đó đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển. Đây là một cơ chế cần thiết và ngày càng có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới hai nƣớc.
Trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, hàng hóa hiện đƣợc tập trung trao đổi chủ yếu tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Tây Ninh và An Giang. Theo số liệu báo cáo của Sở Công Thƣơng các tỉnh có biên giới với
60
Campuchia, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của riêng hai tỉnh này chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh có chung biên giới với Campuchia. Bên cạnh đó, các tỉnh giáp biên giới cũng tiến hành ký kết Chƣơng trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam với các tỉnh giáp biên giới của Campuchia (Tỉnh Đăk Nông đã ký kết hợp tác với tỉnh Muldulkiri Chƣơng trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh Đồng Tháp và tỉnh PrayVeng đã ký kết Biên bản về việc hợp tác giữa hai tỉnh trên 5 lĩnh vực).
3.2.4. Các dịch vụ hỗ trợ thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia