Đặc điểm tình hình tuyến biên giới và cửa khẩu biên giới ViệtNam –Campuchia

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 59 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Đặc điểm tình hình tuyến biên giới và cửa khẩu biên giới ViệtNam –Campuchia

3.1. Đặc điểm tình hình tuyến biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia Campuchia

Tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia dài khoảng 1.137 km, trải dài qua 101 xã, phƣờng thuộc 30 huyện của 10 tỉnh biên giới của Việt Nam, bao gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; 10 tỉnh biên giới trên có tổng diện tích là 73.369,5 km2, có dân số khoảng 13,62 triệu ngƣời, trong đó khu vực biên giới có 150.269 hộ, trên 676 ngàn ngƣời, với 16 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh, Gia Rai, Hoa và Kmer; có 11 tôn giáo khác nhau, chủ yếu là Thiên chúa giáo, Cao Đài và Phật giáo; tiếp giáp với 09 tỉnh biên giới của Campuchia gồm: RaTaNaKiRi, MônDulKiRi, KraCheh, KongPongCham, PreyVeng, SvayRieng, KanDal, TaKey và KamPot (Bộ Công Thƣơng, 2012).Địa hình khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia tƣơng đối bằng phẳng, hệ thống kênh rạch đi lại thuận lợi ở cả hai bên. Ở vùng đồng bằng vào các mùa mƣa khó phân biệt đƣợc đƣờng biên giới ở chỗ nào trên mặt đất. Đời sống của cƣ dân hai bên biên giới còn khó khăn, nghề nghiệp chủ yếu làm ruộng.

Theo hiệpđịnh quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tính đến hết năm 2014, giữa hai nƣớc Việt Nam và Campuchia có 49 cửa khẩu (có 10 cửa khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu chính và 30 cửa khẩu phụ), ngoài ra cònnhiều đƣờng mòn, lối mở qua lại trao đổi hàng hóa, thăm hỏi của cƣ dân hai bên biên giới Việt Nam – Campuchia.

49

Các cửa khẩu giữa hai nƣớc đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại; Chính phủ cũng đã phê duyệt thành lập một số Khu Kinh tế cửa khẩu, Khu Thƣơng mại – Công nghiệp biên giới... đóng góp tích cực cho sự phát triển hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.

Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia là vùng có vị trí chiến lƣợc về an ninh quốc phòng, là vùng kinh tế động lực của cả nƣớc về phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp; là đầu mối, cửa ngõ giao thông về đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không quan trọng phía Tây và Tây Nam của đất nƣớc. Đây cũng là vùng có đầu mối giao thƣơng, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thƣơng mại, du lịch của các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông; có vai trò bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và đa dạng sinh học của quốc gia và khu vực, là vùng đệm an toàn sinh thái cho khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đồng thời, cũng là vùng gìn giữ, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hóa lịch sử đặc trƣng lâu đời với các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch cấp quốc gia và quốc tế. Nhìn chung, các điều kiện về địa lý tự nhiên ở vùng biên giới giữa hai nƣớc Việt Nam – Campuchia rất thuận lợi cho việc hợp tác, phát triển kinh tế, thƣơng mại và xây dựng tuyến biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.

3.2. Các chính sách quản lý và điều hành hoạt độngthƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)