Tính tất yếu khách quan của hoạt động thương mại biên giới

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Tính tất yếu khách quan của hoạt động thương mại biên giới

Trong xu thế toàn cầu hóa, sự hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một yêu cầu tất yếu khách quan, thì quan hệ thƣơng mại biên giới là một nội dung quan trong trên con đƣờng phát triển đối với bất cứ quốc gia

23

nào trên thế giới. Không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là xu thế phát triển kinh tế và mậu dịch toàn cầu.

Hợp tác trao đổi hàng hóa với các quốc gia trên thế giới là một yêu cầu tất yếu khách quan trên con đƣờng phát triển nền kinh tế đất nƣớc và trao đổi hàng hóa qua biên giới là đáp ứng tốt các điều kiện khách quan về vị trí địa lý. Hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hóa với quốc gia có chung đƣờng biên giới, là bƣớc đầu tiên trong quá trình hợp tác toàn diện và cũng là bƣớc đầu tiên, bƣớc tập duyệt trong lộ trình hợp tác trao đổi với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Thông qua việc xuất nhập khẩu những mặt hàng có thế mạnh, mỗi nƣớc sẽ có khả năng phát huy đƣợc lợi thế so sánh, sử dụng triệt để các nguồn lực, có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, cũng nhƣ tiếp cận đƣợc các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nƣớc bạn để phát triển kinh tế đất nƣớc, và cho các địa phƣơng ở khu vực biên giới.

Sự hình thành và phát triển thƣơng mại biên giới là hiện tƣợng tự nhiên của lịch sử cùng với sự phát triển của nhu cầu trao đổi hàng hóa và sự hình thành các thể chế chính trị nhƣ Nhà nƣớc. Đây cũng là hình thức kinh tế đối ngoại đƣợc hình thành sớm nhất. Bắt đầu tƣ nhu cầu tự nhiên về trao đổi hàng hóa của dân cƣ các khu vực dọc biên giới tới các chợ biên giới, thƣơng mại biên giới dần dần phát triển thêm các hình thức trao đổi khác trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa.

Thƣơng mại biên giới là hình thức đặc thù của kinh tế đối ngoại, tạo thành bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế tại khu vực biên giới với các nƣớc láng giềng. Đặc biệt với nƣớc cần hỗ trợ để phát huy đƣợc các nguồn lực phát triển kinh tế, phát triển xã hội nâng cao mức sống và trình độ dân trí

24

cho các địa phƣơng ở các khu vực biên giới. Đây cũng là vấn đề mấu chốt của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Thông qua việc mua bán tại các cửa khẩu biên giới, có thể trực tiếp hay gián tiếp mở rộng buôn bán với các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia có chung đƣờng biên giới hoặc có quan hệ thƣơng mại tốt với nƣớc bạn, từ đó có thể mở rộng buôn bán với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Trong xu thế hợp tác, mở cửa và hội nhập, việc xây dựng những chính sách khuyến khích phát triển mậu dịch biên giới là điều tất yếu. Sự hình thành các khu vực mậu dịch tự do nhƣ NAFTA, EU với chính sách mở cửa biên giới, hình thành các khu vực mậu dịch tự do dọc theo biên giới đã tạo điều kiện hình thành các đặc khu kinh tế phát triển phồn thịnh ở các địa phƣơng khu vực biên giới. Xu hƣớng hình thành các khu kinh tế mở cũng phát triển nhanh chóng ở các nƣớc đang phát triển, phạm vi khu vực mậu dịch biên giới ngày càng mở rộng, hình thức buôn bán đƣợc đa dạng hóa, quy mô cũng ngày càng tăng nhanh.

Thƣơng mại biên giới là dựa trên lợi thế của mỗi nƣớc nhƣ thƣơng mại quốc tế nói chung nhƣng có những điều kiện địa lý đặc thù, sự hợp tác kinh tế trên thị trƣờng khu vực biên giới mang tính trao đổi trực tiếp trong các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa cũng nhƣ trong các hình thức hợp tác kinh tế khác, xuất phát từ sự tƣơng đồng về điều kiện văn hóa xã hội và tự nhiên, về ngôn ngữ, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngƣỡng và mối quan hệ mật thiết truyền thống. Mặc dù có chính sách phát triển kinh tế xã hội khác nhau phụ thuộc vào chính sách kinh tế chung của mỗi quốc gia, cƣ dân biên giới hai nƣớc trên thực tế thƣờng có mối quan hệ giao lƣu lâu dài trong lịch sử. Tính khác biệt về phát triển kinh tế xã hội tại khu vực biên giới các nƣớc láng giềng quyết định tính đa dạng và mô thức phát triển mang tính đặc thù của các thị trƣờng khu vực biên giới trên cơ sở phối hợp, bổ sung các lợi thế kinh tế

25

của địa phƣơng khu vực biên giới hai nƣớc. Sự phát triển thƣơng mại biên giới tạo điều kiện đƣa kinh tế khu vực biên giới phát triển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hành hóa, cho phép huy động, khai thác tối đa các yếu tố sản xuất nhằm phát triển kinh tế tại các địa phƣơng vùng biên giới, trong đó buôn bán qua cửa khẩu biên giới với ƣu thế không gian khu vực cần phải đi trƣớc một bƣớc.

Phát triển thƣơng mại biên giới là một trong những bƣớc đi đầu tiên của quá trình tự do hóa thƣơng mại khu vực, tạo những cơ sở ban đầu cho quá trình tiếp cận lẫn nhau của các nền kinh tế với các khu mậu dịch tự do phát triển dọc theo biên giới các nƣớc. Sự thành công của các khu mậu dịch tự do dọc biên giới Mỹ và Mehico là một ví dụ của xu hƣớng phát triển này. Trong xu hƣớng toàn cầu hóa, khu vực hóa của nền kinh tế thế giới, nhiều nƣớc đã xây dựng các hệ thống chính sách kinh tế mở, bãi bỏ những trở ngại trong thƣơng mại để hợp tác phát triển giữa các nƣớc trong khu vực, tạo ra một thị trƣờng khu vực rộng lớn với các thể chế chung để tạo khả năng tăng trƣởng kinh tế theo quy mô.

Thƣơng mại biên giới là hình thức biểu hiện đặc thù của thƣơng mại quốc tế với những đặc trƣng riêng về quy mô, phạm vi và phƣơng thức hoạt động trao đỏi hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, cũng nhu thƣơng mại quốc tế nói chung, thƣơng mại biên giới biểu hiện phân công quốc tế giữa hai nƣớc láng giềng.

Phát triển thƣơng mại quốc tế tại khu vực thị trƣờng biên giới tạo khả năng phát huy tối đa các nhân tố sản xuất ở khu vực biên giới, hình thành sức sản xuất mới, thúc đẩy sự phát triển của khu vực biên giới giữa các nƣớc láng giềng. Nhìn chung, nếu nhƣ khu vực trung tâm ở nội địa của một nƣớc thƣờng có vị thế tốt nhất để phát triển thƣơng mại nội địa thì khu vực biên giới

26

thƣờng là khu vực có điều kiện để phát triển kinh tế đối ngoại nhờ sự gần gũi về địa lý và phong tục tập quán với các nƣớc láng giềng. Tóm lại, phát triển thƣơng mại biên giới không chỉ phù hợp với xu thế phân công lao động quốc tế và xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới mà còn là đòi hỏi bên trong của sự phát triển kinh tế ở khu vực biên giới mỗi nƣớc.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 33 - 37)