Vai trò của hoạt động thương mại biên giới

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Vai trò của hoạt động thương mại biên giới

Hoạt động thƣơng mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực biên giới, các địa phƣơng biên giới cũng nhƣ các quốc gia. Một số vai trò cơ bản nhƣ sau:

- Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc và địa phƣơng: Cửa khẩu chính là những cửa ngõ cho các nhà đầu tƣ, các doanh nhân của các nƣớc chung biên giới đến với một nƣớc, tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tƣ, nhất là thu hút đầu tƣ vào các khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc, biên giới xa xôi với các chính sách ƣu đãi, khuyến khích trên nhiều lĩnh vực nhƣ: thuế, đất đai, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu... Việc giao thƣơng qua các cửa khẩu với các nƣớc láng giềng đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng, Nhà nƣớc, thúc đẩy phát triển sản xuất, đầu tƣ, tác động tích cực đến mức tăng trƣởng kinh tế, góp phần tạo động lực khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của các khu vực biên giới, có vai trò quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các vùng biên.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng biên giới theo hƣớng tích cực hơn: Hoạt động thƣơng mại với các nƣớc láng giềng đã, đang và sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng vùng biên giới theo hƣớng tích cực. Từng bƣớc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của vùng và xuất khẩu. Ở những tỉnh biên giới nhờ thực hiện đẩy mạnh

27

sản xuất theo hƣớng xuất khẩu đã huy động đƣợc nguồn hàng sản xuất tại các tỉnh giáp biên tham gia vào xuất khẩu, đồng thời hƣớng cƣ dân tuyến biên giới tham gia vào cung cấp dịch vụ cho các hoạt động thƣơng mại, xuất nhập khẩu.

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo các vùng biên giới: Việc phát triển mở rộng giao lƣu kinh tế với các nƣớc láng giềng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tạo ra một số chuyển biến về đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo, nhất là khu vực thị xã, thị trấn, cửa khẩu, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao dân trí, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, đời sống tinh thần đƣợc cải thiện, bộ mặt của nhiều vùng biên giới, nông thôn, miền núi đƣợc đổi mới.

- Phát triển du lịch: Ngoài ra, việc phát triển các hoạt động thƣơng mại biên giới đã tận dụng đƣợc các lợi thế tiềm năng của các nƣớc láng giềng. Trong đó, du lịch là một trong những tiềm năng cần khuyến khích phát triển, đặc biệt là các loại hình du lịch nhƣ: du lịch thăm quan cửa khẩu kết hợp mua sắm, du lịch văn hóa lịch sử... Thu hút đầu tƣ phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách thăm quan, du lịch. Cùng với những chính sách thông thoáng trong quản lý xuất nhập cảnh sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch.

- Phát triển thƣơng mại biên giới góp phần tích cực trong việc phát triển hoạt động thƣơng mại quốc tế của đất nƣớc, làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Với điều kiện kinh doanh thuận lợi tại các cửa khẩu, khu vực biên giới đã làm tăng đáng kể hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Với tính linh hoạt, tính đa dạng của hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu góp phần mở rộng thị trƣờng quốc tế, phát triển sản xuất trong nƣớc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và phát triển kinh tế.

28

- Thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng:Trên cơ sở phát triển các hoạt động thƣơng mại biên giới, sẽ tạo động lực thu hút đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ xây dụng cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới. Hình thành hệ thống hạ tầng tổng thểvới mạng lƣới giao thông nối liền giữa hai nƣớc láng giềng, tạo điều kiện kết nối, và thúc đẩy hợp tác liên vùng về kinh tế xã hội giữa các vùng của đất nƣớc.

- Nâng cao tinh thần hợp tác hữu nghị, trao đổi văn hóa:Phát triển thƣơng mại với các nƣớc láng giềng còn tạo ra khả năng mở rộng hợp tác quốc tế, tạo môi trƣờng an ninh thuận lợi hơn cho hợp tác, giao lƣu, trao đổi văn hóa thông tin giữa Việt Nam và các nƣớc láng giềng, giữa các vùng, miền, các khu vực giáp biên của hai nƣớc có chung biên giới. Từ đó tăng cƣờng sự hiểu biết, tin tƣởng lẫn nhau giữa cƣ dân hai bên biên giới nói riêng và giữa hai nƣớc láng giềng nói chung.

- Hoạt động thƣơng mại biên giới tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau, đan xen, cân bằng lợi ích kinh tế, có lợi cho sự phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh của cả hai nƣớc.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới việt nam campuchia (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)