6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Chính sách của Campuchia
Chính sách thƣơng mại của Campuchia nói chung và chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới với Việt
55
Namnói riêng nhằm phục vụ mục tiêu xây dựng Vƣơng quốc Campuchia hòa bình, ổn định, phát triển bền vững, công bằng và nâng cao đời sống ngƣời dân. Vì vậy, đối với các nƣớc có chung biên giới nhƣ Việt Nam, Lào và Thái Lan, Campuchia đều ký các thỏa thuận song phƣơng buôn bán hàng hóa qua biên giới và vận tải hàng hóa qua biên giới, các thỏa thuận ƣu đãi thuế quan 0% thuế nhập khẩu hàng nông sản của Campuchia nhập khẩu vào nƣớc này.
Quan điểm và các giải pháp của Campuchia đối với vấn đề hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới với Việt Nam là rất quan tâm, có chính sách ƣu đãi, thông thoáng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ vào các khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp đƣợc miễn thuế lợi nhuận 3 năm đầu và có thể kéo dài thêm 2 năm tiếp theo nếu kinh doanh sản xuất chƣa có lãi. Miễn giảm thuế đầu vào cho các máy móc trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh tại Campuchia đều bình đẳng theo Luật đầu tƣ và Nghị định hƣớng dẫn và sửa đổi liên quan đến luật đầu tƣ của Chính phủ Hoàng gia ban hành năm 2005.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, Campuchia vẫn chƣa có một văn bản pháp quy nào quy định riêng cho hoạt động thƣơng mại biên giới hoặc hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới với Việt Nam đồng thời cũng chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể đối với các điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng mà phía Campuchia là thành viên. Điều này một phần cũng làm cho hoạt động thƣơng mại biên giới giữa Việt Nam – Campuchia chƣa đƣợc phát triển đúng với tiềm năng vốn có của hai nƣớc.
56