6. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Những hạn chế
3.4.2.1. Kim ngạch tăng chưa ổn định
Kim ngạch thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia trong những năm qua đã tăng trƣởng với tốc độ cao nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia. Bên cạnh đó, mặc dù đạt tốc độ tăng trƣởng cao, nhƣng kim ngạch thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia không cho thấy đƣợc sự ổn định, thiếu tính bền vững, ngoài những năm tăng còn có những năm giảm không đều.
3.4.2.2. Cơ cấu hàng hóa còn nhiều bất cập
Cơ cấu hàng hóa thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia còn nhiều bất cập, chƣa thấy tính bền vững. Hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia có tỷ trọng lớn là nguyên, nhiên liệu và các sản phẩm thô, chƣa qua chế biến, có giá trị gia tăng không cao. Một số mặt hàng chủ lực trong thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia nhƣ nông, lâm, thủy, hải sản và các mặt
84
hàng công nghiệp thì có giá trị không cao do hạn chế về thƣơng hiệu, bao bì, đóng gói, nhãn mác khi xuất sang Campuchia.
Theo kết quả khảo sát, hàng hóa trong hoạt động thƣơng mại qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia thì chỉ có 22,58% là hàng đóng Công-ten-nơ, trong khi đến 77,42% là hàng rời. Bên cạnh đó, 77,27% là nguyên liệu tƣơi sống, chỉ 22,73% là đã qua chế biến; 34,09% có bao bì sản phẩm, còn đến 65,91% là không có bao bì sản phẩm; 19,57% có nhãn hiệu, trong khi 80,43% là không có nhãn hiệu sản phẩm.
Bảng 3. 9. Hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia
Đơn vị tính: %
Hình thức hàng hóa Công-ten-nơ Hàng rời
22,58% 77,42%
Loại hình hàng hóa Nguyên liệu tƣơi sống Đã qua chế biến
77,27% 22,73%
Bao bì sản phẩm Bao bì Không
34,09% 65,91%
Nhãn hiệu sản phẩm Nhãn hiệu Không
19,57% 80,43%
Nguồn: Tổng hợp dựa theo kết quả khảo sát
3.4.2.3. Hạ tầng kỹ thuật khu vực cửa khẩu còn yếu kém
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thƣơng mại tại các cửa khẩu còn thấp kém, lạc hậu. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thanh toán còn thiếu và yếu, các chợ biên giới nếu có thì vẫn còn rất sơ sài, tạm bợ. Cơ sở vật
85
chất về phía Campuchia thậm chí còn yếu kém hơn. Nguyên nhân là chƣa có chính sách đầu tƣ, huy động vốn từ các thành phần kinh tế và doanh nghiệp hợp lý, vẫn còn tình trạng trông chờ vào nguồn ngân sách Nhà nƣớc. Mặc dù đã đƣợc đơn giản hóa rất nhiều tại khu vực cửa khẩu so với trƣớc đây, nhƣng hiện tại các thủ tục hành chính vẫn còn gây mất nhiều thời gian cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động thƣơng mại biên giới.
Bảng 3. 10. Thời gian làm thủ tục tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia
Thủ tục Nhanh Tạm đƣợc Chậm
Việt Nam Số doanh nghiệp 6 9 31
Tỷ lệ (%) 13,04% 19,57% 67,39%
Campuchia Số doanh nghiệp 4 9 32
Tỷ lệ (%) 8,89% 20,00% 71,11%
Nguồn: Tổng hợp dựa theo kết quả khảo sát
Theo kết quả khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng thời gian làm thủ tục tại các cửa khẩu cả bên phía Việt Nam và bên phía Campuchia đều chậm. 67,39% cho rằng bên phía Việt Nam chậm, đồng thời 71,11% cho rằng bên phía Campuchia chậm. Chỉ có 13,04% cho rằng bên phía Việt Nam nhanh và 19,57% cho rằng tạm đƣợc. Trong khi đó chỉ 8,89% cho rằng bên phía Campuchia nhanh và 20,00% cho rằng tạm đƣợc, tức là chấp nhận với tình hình hiện tại.
3.4.2.4. Hoạt động xúc tiến thương mại chưa hiệu quả
Hoạt động hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại còn nhiều yếu kém, tổ chức các hội chợ thƣơng mại chƣa đa dạng, chƣa hỗ trợ đƣợc nhiều cho doanh nghiệp trong việc khảo sát thị trƣờng, chƣa cung cấp đƣợc nhanh và đầy đủ thông tin
86
về cơ hội thƣơng mại và đầu tƣ cũng nhƣ các dịch vụ tƣ vấn kinh doanh và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp.
Việt Nam chƣa triển khai tốt công tác dự báo thị trƣờng, tổ chức thu thập và xử lý thông tin về cơ chế, chính sách, về thị trƣờng Campuchia. Công tác quản lý và điều hành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng chƣa trở thành một công cụ mạnh để hƣớng dẫn các doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia. Theo kết quả khảo sát, trên 75% các doanh nghiệp không tham gia vào các hiệp hội; và trên 80% các doanh nghiệp trả lời rằng họ không đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ.
Nói tóm lại, hoạt động thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia còn có những hạn chế phát triển nhƣ kim ngạch tăng chƣa ổn định, cơ cấu hàng hóa còn nhiều bất cập, hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu còn nhiều yếu kém và đặc biệt là hoạt động xúc tiến thƣơng mại chƣa hiệu quả. Nhằm phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia, những hạn chế này cần phải hạn chế, khắc phục trong thời gian tới.
87
CHƢƠNG4: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT NAM –
CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2016-2020
4.1. Triển vọng phát triển thƣơng mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia