6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Bối cảnh nghiên cứu
2.2.1.1. Bối cảnh chung toàn thế giới
- Xu hƣớng toàn cầu hóa, khu vực hóa
Khái niệm toàn cầu hóa và toàn cầu hóa kinh tế đã đạt tới sự phổ biến rộng khắp. Ngày nay, khi nhắc tới toàn cầu hóa ít ai không biết rằng đó là một xu thế phát triển chủ đạo trong quá trình phát triển của nhân loại, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và là một đặc điểm cơ bản trong lịch sử loài ngƣời.Quá trình toàn cầu hóa kinh tế xuất hiện mạnh mẽ và phát triển từ những năm
29
1980, đã làm cho các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... của các khu vực, tiểu khu vực và các quốc gia, các vùng lãnh thổ ngày càng tăng. Trong mối quan hệ đó, các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hƣởng và bổ sung cho nhau.
Dễ dàng nhận thấy rằng, tác động về mặt thƣơng mại là tác động lớn nhất của toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một nhân tố thúc đẩy cho tự do hóa mậu dịch ngày càng phát triển. Thị trƣờng của các nƣớc giờ đây không chỉ còn là thị trƣờng đơn lẻ mà là thị trƣờng nội địa gắn liền với thị trƣờng thế giới, là một bộ phận của thị trƣờng thế giới. Quá trình toàn cầu hóa có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Dƣới tác động của quá trình toàn cầu hóa mà các nền kinh tế có thể phát triển nhanh, mạnh hơn về kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ... thông qua việc phát huy tối đa lợi thế so sánh của nƣớc mình và tận dụng những cơ hội từ nƣớc ngoài, tiếp cận các nguồn lực quan trọng nhƣ: vốn, công nghệ, sáng kiến, kiến thức khoa học, kỹ thuật, các thức tổ chức quản lý tiên tiến, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh để rút ngắn khoảng cách, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh.
Trong quá trình toàn cầu hóa, bên cạnh các mối liên kết toàn cầu, các mối liên kết giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ trong một khu vực địa lý của thếgiới cũng ngày càng tăng lên. Việc nằm trong cùng một khu vực địa lý, với nhiều đặc điểm tƣơng đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội... đã làm cho các quốc gia láng giềng trở thành đối tác quan trọng trong hợp tác kinh tế của mỗi quốc gia từ trong lịch sử phát triển lâu đời của mỗi nƣớc và ngày nay, trong mối quan hệ chặt chẽ với xu hƣớng toàn cầu hóa, xu hƣớng khu vực hóa cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
30
Các liên kết kinh tế mà Việt Nam và Campuchia cùng tham gia:
Các liên kết trong khuôn khổ các tổ chức, bao gồmLiên hợp quốc (UN), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Các liên kết theo các chương trình cụ thể, bao gồm Hợp tác tiểu vùng Mekông mở rộng GMS (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc), Hành lang kinh tế phía Nam, Tứ giác phát triển: Campuchia- Myanmar-Lào-Việt Nam (CMLV), Tam giác phát triển: Việt Nam – Lào – Campuchia và Hành lang kinh tế Việt Nam – Campuchia.
2.2.1.2. Bối cảnh khu vực thúc đẩy thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia
Nhƣ đã trình bày ở trên, cả hai nƣớc Việt Nam và Campuchiakhông những cùng tham gia vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế (Liên hợp quốc UN, Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, Diễn đàn hợp tác Á – Âu ASEM, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN...); mà còn đều tham giacác chƣơng trình hợp tác khu vực nhƣ: Hợp tác tiểu vùng Mê Kong mở rộng GMS, Tam giác phát triển CLV, Hành lang kinh tế phía Nam SEC...
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995, nhƣng quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam đã đƣợc khởi động từ trƣớc đó, nhƣ tham gia Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN tháng 7/1992, tham gia một số hoạt động của ASEAN từ năm 1993. Ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong việc kết nạp các nƣớc Campuchia, Lào và Myanmar, hoàn thành ý tƣởng về một ASEAN bao gồm cả 10 nƣớc Đông Nam Á. Sự hình thành ASEAN-10 đã góp phần xây dựng đƣợc mối quan hệ mới về chất giữa
31
các nƣớc thành viên theo chiều hƣớng hữu nghị, ổn định, lâu dài và hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ; tạo điều kiện thuận lợi cho đẩy mạnh liên kết khu vực, hƣớng tới hình thành Cộng đồng ASEAN.
Hiện nay, Việt Nam và Campuchia đều đang tích cực tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015, với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ sở pháp luật và lấy ngƣời dân làm trung tâm.Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam và Campuchia cũng đã và đang tham gia vào đàm phán và ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zeland và Ấn Độ. Một mặt, việc tham gia này sẽ tạo ra những cơ hội mới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia cũng nhƣ đầu tƣ của Việt Nam sang Campuchia nhằm hƣởng những ƣu đãi mà các nƣớc đối tác dành cho hàng hóa có xuất xứ từ Campuchia. Mặt khác, việc tham gia này cũng đem lại những thách thức cho Việt Nam khi các đối tác khác đƣợc hƣởng những đãi ngộ tƣơng đƣơng những đãi ngộ mà Campuchia dành cho Việt Nam trong khuôn khổ các hiệp định thƣơng mại tự do.
- Hợp tác tiểu vùng Mekông mở rộng GMS (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc):
Đƣợc thành lập năm 1992 do sáng kiến của ADB, đến nay sau hơn 20 năm hợp tác phát triển, với nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ các nƣớc GMS và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong và ngoài khu vực, đặc biệt là ADB, Chƣơng trình hợp tác kinh tế GMS đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong việc thúc đẩy hội nhập, tăng cƣờng kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao tri thức nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông, thƣơng mại, du lịch, năng lƣợng...
32
Những ý tƣởng, sáng kiến của Chƣơng trình GMS đang dần thành hiện thực, đem lại những lợi ích và thay đổi tích cực cho khu vực, tạo ra sự gắn kết, hỗ trợ, chia sẻ lợi ích – trách nhiệm của các quốc gia thành viên. Các nƣớc Tiểu vùng Mê Kông trở thành một khối liên kết ngày càng đƣợc củng cố và có uy tín trên trƣờng quốc tế.
Trong khuôn khổ Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), Hiệp định Vận tải quan biên giới (gọi tắt là CBTA) ký kết giữa các nƣớc GMS sẽ tạo nhiều thuận lợi đối với vận tải ngƣời và hàng hóa quan biên giới giữa các nƣớc, từ đó sẽ góp phần trao đổi thƣơng mại trong khu vực tiểu vùng (Việt Nam – Campuchia hiện đang triển khai thí điểm mô hình kiểm tra “một cửa, một điểm dùng” tại cặp cửa khẩu Mộc Bài – Ba Vét).
Ngoài ra, việc hai nƣớc cũng đang tích cực triển khai “Khung chiến lƣợc hành động về thuận lợi hóa thƣơng mại và đầu tƣ” (gọi tắt là SFA-TFI) đã đƣợc Hội nghị Thƣợng đỉnh GMS lần thứ 2 thông qua, cũng sẽ tạo thuận lợi đáng kể cho quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc nói riêng và trong cả khu vực tiểu vùng nói chung trong thời gian tới.
- Hành lang kinh tế phía Nam (SEC)
Hành lang kinh tế là một hình thức liên kết kinh tế - thƣơng mại trong khu vực theo cơ chế phi chính thức. Về mặt thuật ngữ, hành lang đƣợc hiểu là phần nối liền giữa hai hoặc nhiều địa điểm, khu vực, nhằm mục đích chính là kết nối giữa các địa điểm, khu vực phục vụ giao thông đi lại hoặc sự di chuyển của con ngƣời, hàng hóa giữa các khu cực với nhau.
Hành lang kinh tế là một khu vực, một vùng lãnh thổ nối liền các khu vực thuộc vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải dọc theo trục giao thông thuận lợi nhất cho việc lƣu
33
thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong hành lang, cũng nhƣ các vùng kế cận.
Hành lang kinh tế Việt Nam – Campuchia nằm trong tuyến hành lang kinh tế phía Nam (SEC), cùng với hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC), và hành lang kinh tế Bắc – Nam (NSEC), một hình thức liên kết lần đầu tiên đƣợc đƣa ra từ ý tƣởng của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vào năm 1998. Cùng với các hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, hành lang Việt Nam – Thái Lan... Hành lang kinh tế Việt Nam – Campuchia (gồm 3 tuyến đƣờng nối phía Nam Thái Lan qua Campuchia đến Việt Nam) đang ngày càng đƣợc hai nƣớc chú trọng đầu tƣ, phát triển.
Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia đang chung sức phát triển Hành lang kinh tế phía Nam dài 900 km (còn gọi là tuyến R10) nhằm nắm bắt những cơ hội đang lớn dần về thƣơng mại, đầu tƣ, du lịch, kết nối miền nam Việt Nam với cảng biển nƣớc sâu Dawei ở Myanmar và tạo thuận lợi phân phối hàng hóa giữa Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar.
Hành lang kinh tế phía Nam nối Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam bởi 4 tiểu hành lang là:
Tiểu hành lang trung tâm, bắt đầu từ Bangkok (hay Dawei của Myanmar nếu cảng biển nƣớc sâu tại đây hoạt động), đi qua các cửa khẩu Aranyaprathet-Poipet, Phnom Penh, Bavet của Campuchia; Mộc Bài của Việt Nam, và kết thúc tại thành phố cảng Vũng Tàu.
Tiểu hành lang phía Bắc, bắt đầu từ tiểu hành lang trung tâm, nhƣng sau đó chạy về phía đông Poipet, đi qua Stungtreng của Campuchia, Pleiku của Việt Nam, và kết thúc tại thành phố cảnh Quy Nhơn ở Miền Trung Việt Nam.
34
Tiểu hành lang ven biển phía Nam, bắt đầu từ Bangkok, chạy dọc theo ven biển của Vịnh Thái Lan, đi qua cửa khẩu biên giới Klongyai- Chamyeam, Prek Chak (Lork) của Campuchia, cửa khẩu biên giới Hà Tiên của tỉnh Cà Mau của Việt Nam. Dự án Hành lang Ven biển phía Nam tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS-SCC) là một phần của Hành lang Kinh tế phía Nam, chạy qua các quốc gia nhƣ Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại nƣớc ta, dự án GMS-SCC sẽ chạy từ biên giới phía nam Campuchia qua tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đến thành phố Cà Mau phần quốc lộ 80, 61, 63.
Kết nối xuyên hành lang, là một tuyến đƣờng bắc nam, nối hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với ba tiểu hành lang ở trên của hành lang kinh tế phía Nam (SEC) từ Kaysone Phomvihane của Lào tới Sre Ambel của Campuchia.
Việc thúc đẩy trao đổi hàng hóa, hợp tác phát triển các địa phƣơng trong nƣớc với nhau và với các nƣớc trong tiểu vùng sông Mekông mở rộng là nhằm hƣớng tới tuyến hành lang kinh tế phía Nam. Hiện hành lang kinh tế này đang phát triển và đạt nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá lớn so với hai tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và Bắc-Nam.
- Ủy hội sông Mekông (MRC)
Ủy hội sông Mê Công ra đời với tên gọi ban đầu là Ủy ban Mê Công vào năm 1957, và trở thành Ủy ban Lâm thời về điều phối nghiên cứu Hạ lƣu Lƣu vực sông Mê Công vào năm 1978. Năm 1995, bốn quốc gia có chung hạ lƣu lƣu vực sông Mê Công đã ký Hiệp định Hợp tác Phát triển bền vững lƣu vực sông Mê Công, và từ đó lập ra Ủy hội sông Mê Công – MRC (bao gồm Campuchia – Lào – Thái Lan –Việt Nam, trong đó Myammar và Trung Quốc là hai đối tác) với nhiệm vụ là: Nhằm thúc đẩy, phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nƣớc cũng nhƣ tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi
35
ích chung của các quốc gia và an sinh của cộng đồng bằng cách triển khai thực hiện những hoạt động và chƣơng trình chiến lƣợc, cung cấp thông tin khoa học và cố vấn chính sách.
- Tam giác phát triển: Việt Nam – Lào – Campuchia
Tam giác Phát triển ViệtNam – Lào - Campuchia là một khu vực ngã ba biên giới của ba nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia. Phạm vi của Tam giác Phát triển này bao gồm 13 tỉnh, đó là Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri và Kratié ở miền Đông Campuchia, Attapu, Salavan, Sekong và Champasak ở miền Nam Lào, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phƣớc ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam.Sáng kiến thành lập Tam giác Phát triển do Thủ tƣớng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen đƣa ra tại cuộc họp cấp cao ba Thủ tƣớng Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất tại Viêng Chăn (1999). Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ mƣời tại Viêng Chăn (tháng 11/2004), ba Thủ tƣớng đã thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tam giác Phát triển và ký Tuyên bố Viêng Chăn về xây dựng Tam giác phát triển. Cũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ mƣời, ba Thủ tƣớng đã tham gia Hội nghị cấp cao giữa các nƣớc khu vực Tam giác Phát triển với Nhật Bản lần thứ nhất. Các Hội nghị cấp cao khu vực Tam giác phát triển đƣợc tổ chức định kỳ, tại các Hội nghị này cả ba nƣớc liên tục đƣa ra những cam kết mới về ƣu tiên hợp tác phát triển, trong đó có lĩnh vực kinh tế - thƣơng mại.
Ngoài ra, Việt Nam và Campuchia còn hợp tác chung với các nƣớc láng giềng khác trên nhiều lĩnh vực nhƣ: tứ giác phát triển Campuchia –Myammar – Lào – Việt Nam (CMLV), Chƣơng trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông – Tây (WEC), Chiến lƣợc hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Phraya-Mê Kông (ACMECS)...
36
2.2.1.3. Bối cảnh riêng giữa hai nước Việt Nam – Campuchia
a) Thông tin chung về đất nƣớc Campuchia
Vƣơng quốc Campuchia với diện tích 181.035 km2, nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dƣơng, phía Tây và Tây Bắc giáp với Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp với Việt Nam, phía Bắc giáp với Lào, phía Nam giáp với Vịnh Thái Lan. Với dân số khoảng 14,4 triệu ngƣời (năm 2010), trong đó ngƣời Khmer chiếm 90%, chủ yếu theo đạo Phật (95%).Campuchia có tài nguyên chính là rừng (chiếm khoảng 70% diện tích Campuchia), sông ngòi và khoáng sản. Campuchia theo chế độ quân chủ lập hiến, đa nguyên chính trị và kinh tế thị trƣờng (Bộ Công Thƣơng, 2012).
Theo quy định của Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách đối ngoại trung lập, không liên kết, không xâm lƣợc hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nƣớc khác. Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN (tháng 04/1999), thành viên chính thức thứ 148 của WTO (tháng 10/2004), gia nhập ASEM tại Hội nghị Cấp cao ASEM 5 ở Hà Nội (tháng 10/2004). Ngoài ra, Campuchia còn là thành viên của Tam giác Ngọc Bích Thái Lan – Lào – Campuchia, Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, Hợp tác Tiểu vùng Mekông mở rộng GMS, Chiến lƣợc Hợp tác kinh tế ba dòng sông (ACMECS), Chƣơng trình Phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông – Tây (EWEC). Campuchia chú trọng quan hệ với các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc lớn nhƣ Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, các nƣớc tài trợ, các nƣớc láng giềng và đang đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế.
b) Tình hình chung về kinh tế, thƣơng mại của Campuchia
Campuchia là nƣớc nông nghiệp với 20% diện tích là đất nông nghiệp, 85% dân số làm nghề nông (Bộ Công Thƣơng, 2012). Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô, lạc, cao su, thuốc lá, điều, sắn... Campuchia có tiềm năng
37
lớn về du lịch, Quần thể Angkor Wat của nƣớc này là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới.
Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 1990, khi nền chính trị dần đi vào ổn định và đất nƣớc đi theo nền kinh tế thị trƣờng. Hiện nay, Campuchia có quan hệ trao đổi thƣơng mại với 145 nƣớc và vùng lãnh thổ (Bộ Công Thƣơng, 2012). Trong những năm gần đây, Chính phủ Campuchia coi trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, nhiều mặt hàng nông lâm sản đã đƣợc xuất khẩu ra nƣớc