6. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Về phía nhà nước
Quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam – Campuchia ngày càng phát triển, mang lại lợi ích chung cho nhân dân hai nƣớc. Nhằm thúc đẩy thƣơng mại biên giới giữa hai nƣớc trong giai đoạn 2016-2020, hai bên nhất trí thực hiện các nhóm giải pháp:
- Giải pháp về cơ chế chính sách:
Tiếp tục thúc đẩy các cơ chế sẵn có hoặc ký mới các thỏa thuận hợp tác nhằm dành ƣu đãi nhập khẩu các hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nƣớc. Việt Nam cần xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng mại biên giới của từng tuyến biên giới cả tầm dài hạn và trung hạn, để từ đó có sự chỉ đạo các chƣơng trình hành
100
động cụ thể phát triển quan hệ thƣơng mại biên giới với tuyến biên giới Campuchia. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về thƣơng mại biên giới, tập trung khuyến khích các thành phần kinh tế, các thƣơng nhân hoạt động hợp pháp tại các cửa khẩu và chợ biên giới Việt Nam – Campuchia.
Ngoài sự điều hành, cơ chế phối hợp liên ngành của Ban chỉ đạo thƣơng mại biên giới cần xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý thƣơng mại biên giới giữa các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng và UBND các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia trong việc tổ chức, quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động thƣơng mại biên giới. Xây dựng một cơ chế phân cấp quản lý linh hoạt giữa Trung Ƣơng và địa phƣơng, nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo thƣơng mại biên giới trong hoạt động thƣơng mại biên giới.
Cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp tối thiểu hóa các khoản phí, lệ phí trong giao dịch biên giới. Xây dựng và triển khai chƣơng trình hợp tác giữa các ngân hàng giữa hai nƣớc để cải thiện phƣơng thức thanh toán, phối hợp với các ngành hữu quan để triển khai quy chế hoạt động tiền tệ tại biên giới,tổ chức hệ thống đổi tiền thuận tiện với chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thực tế thị trƣờng. Cần xây dựng chiến lƣợc mặt hàng xuất khẩu lâu dài và ổn định trên cơ sở phát huy lợi thế của các tỉnh biên giới.
- Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thương mại biên giới
Tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến giao thông, ƣu tiên phát triển các tuyến giao thông quan trọng kết nối khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia với cả nƣớc, các khu kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, tiếp tục phối hợp hoàn chỉnh “Quy hoạch kết nối giao thông giữa các địa phƣơng biên giới giữa hai nƣớc”, thực hiện các thỏa thuận đã ký về số lƣợng phƣơng tiện vận tải thƣơng mại
101
qua lại giữa hai nƣớc, sớm thúc đẩy ký kết Thỏa thuận tài chính xây dựng của Campuchia trong dự án xây dựng cầu Long Bình – Chray Thom.
Cần xây dựng một cơ chế đầu tƣ trở lại từ ngân sách Nhà nƣớc nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vực các cửa khẩu biên giới. Kết cấu hạ tầng thƣơng mại cần đƣợc chú ý xây dựng các kho tàng đủ diện tích và bảo đảm các thông số kỹ thuật cần thiết để lƣu giữ bảo quản hàng hóa suất khẩu sang thị trƣờng nƣớc bạn. Xây dựng khu thƣơng mại biên giới chuyên về kinh doanh các mặt hàng. Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện phƣơng thức xã hội hóa “Nhà nƣớc – doanh nghiệp” để xây dựng cơ sở hạ tầng. Phƣơng thức “xã hội hóa” sẽ huy động đƣợc tối đa nguồn lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại phục vụ cho hoạt động thƣơng mại biên giới.
- Giải pháp về tổ chức quản lý điều hành tại các khu vực cửa khẩu
Thực hiện triệt để cải cách hành chính trong hoạt động thƣơng mại biên giới, đơn giản hóa các thủ tục quản lý xuất nhập khẩu, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết đặc biệt là thủ tục thông quan nhằm giảm ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu. Cần phải tổ chức hoạt động các lực lƣợng chức năng tại cửa khẩu, quy định thủ tục hành chính thống nhất tại cửa khẩu, trong đó có ngƣời đứng đầu mỗi cửa khẩu để chủ trì giải quyết những vƣớng mắc, đầu tƣ, nâng cấp, sửa chữa cửa khẩu.
Cần phải hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng các trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa, các kho thƣơng mại chuyên ngành tại các cửa khẩu, trong đó tập trung tại một số cửa khẩu lớn. Khuyến khích và tạo điều kiện để hình thành các đầu mối kinh doanh đối với một số mặt hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia.
102
Tiếp tục phân cấp quản lý kinh tế theo hƣớng phân cấp mạnh hơn nữa cho chính quyền địa phƣơng trong các hoạt động có liên quan đến phát triển thƣơng mại biên giới: trên cơ sở đàm phán với phía bạn, cho phép Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới đƣợc quy định thời gian quan lại cửa khẩu, mở thêm các điểm thông quan cho cƣ dân biên giới qua lại và trao đổi hàng hóa theo quy định.
- Giải pháp xúc tiến thương mại
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thƣơng mại biên giới theo nội dung Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia. Xây dựng chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại theo kế hoạch hàng năm và dài hạn; nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin về thị trƣờng, doanh nghiệp, mặt hàng, hội chợ triển lãm từ các cơ quan đại diện Thƣơng vụ đến Cục xúc tiến xuống các Trung tâm xúc tiến thƣơng mại tại các địa phƣơng đến các Hiệp hội các ngành hàng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt nhanh nhất, đầy đủ, chính xác các thông tin phục vụ cho công tác xuất khẩu. Tổ chức các đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng Campuchia nhằm khảo sát và tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ kinh doanh tại thị trƣờng này.
- Tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại
Chống buôn lậu bằng biện pháp kinh tế thông qua việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nƣớc là biện pháp giải quyết cơ bản tỉnh trạng buôn lậu. Cần có chính sách ƣu tiên phát triển các khu vực mà hàng lậu thƣờng đi qua trên tuyến biên giới thành các khu vực kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống dân cƣ, qua đó giảm dần tác động của tệ nạn buôn lậu với đời sống kinh tế, xã hội của dân cƣ. Xem xét lại hệ thống
103
thuế và thủ tục hải quan, khắc phục những bất hợp lý, khe hở trong chính sách. Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ về việc để lại 100% số thu từ chống buôn lậu cho địa phƣơng, hƣớng dẫn địa phƣơng dùng nguồn thu này trong công tác chống buôn lậu tại các cấp và trích thƣởng cho ngƣời có thành tích trong công tác chống buôn lậu. Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các ngành chức năng và bảo vệ pháp lý đối với những ngƣời thi hành công vụ, quy định rõ phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể của từng lực lƣợng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu. Phối hợp các hình thức xử lý theo pháp luật với tuyên truyền, giáo dục, động viên đối với cƣ dân các tỉnh biên giới. Phối hợp với Campuchia trong hoạt động chống buôn lậu.
- Sự quan tâm của phía nhà nước đối với doanh nghiệp, thương nhân
Doanh nghiệp và hộ kinh doanh khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia là lực lƣợng nòng cốt, cần đƣợc khuyến khích và hỗ trợ hoạt động thƣơng mại biên giới. Do đó, cần phải xây dựng những chính sách thƣơng nhân, có bài bản và với những giải pháp, những bƣớc đi cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh khu vực biên giới hai nƣớc. Thƣơng nhân Việt Nam cần phải đƣợc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn về pháp luật, xuất xứ hàng hóa, phƣơng thức thanh toán, ký kết hợp đồng, kinh nghiệm, kỹ thuật bảo quản, quản lý việc đóng gói bao bì và nhãn mác theo đúng quy chuẩn, đảm bảo chất lƣợng của các sản phẩm xuất khẩu. Tập trung vào một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ: phát triển hệ thống phân phối hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực cửa khẩu; cung cấp thông tin thị trƣờng biên giới; tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới; tổ chức các hoạt động giao dịch thƣơng mại và đƣa hàng vào các Khu kinh tế cửa khẩu; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho thƣơng nhân tham gia xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia.
104