6. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Thực trạng hoạt động tại từng tỉnh biên giới
3.3.1.1. Tỉnh Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Việt Nam, có đƣờng biên giới khoảng 90 km tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri, Campuchia. Hoạt động thƣơng mại biên giới giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh biên giới Campuchia trong thời gian qua đã đạt đƣợc kết quả đáng kể. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp của tỉnh Gia Lai sang thị trƣờng Campuchia trong 7 năm qua, giai đoạn 2008-2014 đạt trên 500 triệu USD.
Mối quan hệ thƣơng mại giữa Gia Lai và địa phƣơng biên giới của Campuchia không chỉ phát triển về số lƣợng và giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tƣ vào Campuchia
67
với nhiều dự án có quy mô lớn, chủ yếu trong các lĩnh vực: khai hoang, trồng, khai thác, sơ chế cao su tại Campuchia. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh – Đức Cơ đang đƣợc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đầu tƣ xây dựng với nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ.
3.3.1.2. Tỉnh Đăk Lăk
Đăk Lăk nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, có đƣờng biên giới dài 73km tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Giai đoạn 2008-2014, tỉnh hầu nhƣ không có nhiều hoạt động thƣơng mại biên giới với nƣớc bạn Campuchia. Đăk Lăk cũng đã xác định đƣợc tầm quan trọng trong việc tăng cƣờng hoạt động thƣơng mại biên giới với Campuchia, nên tỉnh đã và đang xây dựng nhiều chƣơng trình, kế hoạch phát triển giao lƣu hàng hóa với nƣớc Campuchia.
Năm 2011, các doanh nghiệp của tỉnh đã triển khai 02 dự án trồng cây cao su tại nƣớc bạn Campuchia. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thông qua Quy hoạch cửa khẩu Đăk Ruê. Đồng thời, Chính phủ đã có Quyết định nâng cấp 02 tỉnh lộ 645 và tỉnh lộ 691, đầu tƣ xây dựng mới đƣờng quốc lộ 29 nối từ cửa khẩu Đăk Ruê, tỉnh Đăk Lăk đến cảng biển Vũng Rô, tỉnh Phú Yên.
3.3.1.3. Tỉnh Đăk Nông
Đăk Nông là một trong 10 tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển thuộc ba nƣớc Đông Dƣơng, Việt Nam – Lào – Campuchia, có chung 130 km đƣờng biên giới với Campuchia (trong đó có 7 xã thuộc 4 huyện của tỉnh nằm trong khu vực biên giới giáp với tỉnh Moldunkiri của Campuchia) và 02 cửa khẩu biên giới giao thƣơng với tỉnh Moldunkiri (gồm cửa khẩu Bu Prang, tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức và cửa khẩu Đăk Per, tại xã Thuận An, huyện Đăk Mil).
68
Tổng kim ngạch thƣơng mại biên giới của tỉnh Đăk Nông với Campuchia giai đoạn 2008-2014 đạt trên 50 triệu USD. Đây là một con số còn khiêm tốn so với tiềm năng của tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Đăk Nông cũng đã tăng cƣờng các hoạt động quan hệ hợp tác đối ngoại, phát triển kinh tế, thƣơng mại biên giới với tỉnh Moldunkiri của Campuchia.
3.3.1.4. Tỉnh Bình Phước
Bình Phƣớc là một trong 08 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 240 km đƣờng biên giới giáp với 03 tỉnh Kratie, KamPong Cham và Moldunkiri của Campuchia. Trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu biên mậu của tỉnh với các địa phƣơng của Campuchia ngày càng phát triển. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu của tỉnh với các tỉnh nƣớc bạn đạt trên 550 triệu USD trong vòng 7 năm 2008-2014. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, các sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị công trình, xi măng, cao su. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là trái cây tƣơi, điều xô, đá Granit, nông lâm sản.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 doanh nghiệp (Công ty cổ phần khu công cộng Sài Gòn – Bình Phƣớc, Công ty cổ phần Cao su Phú Riềng – Kratie, Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú – Kratie) đã và đang thực hiện triển khai các dự án đầu tƣ tại Campuchia về trồng, khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm cây cao su, điều với tổng vốn đăng ký đầu tƣ hơn 76 triệu USD, đến nay đã thực hiện đƣợc hơn 60% tổng số vốn đăng ký.
Tỉnh Bình Phƣớc cũng đã ký biên ban thỏa thuận thống nhất mở tuyến du lịch qua 03 nƣớc của bốn tỉnh bằng đƣờng bộ: tỉnh Bình Phƣớc (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia), tỉnh Strung Treng (Campuchia) và tỉnh Champsak (Lào). Ngoài ra, tỉnh đang tiến hành xúc tiến tuyến du lịch Đông Dƣơng “Việt Nam – Campuchia – Lào – Thái Lan”. Bên cạnh đó, Trung tâm
69
xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch Bình Phƣớc đã phối hợp với các doanh nghiệp xúc tiến tổ chức phân phối hàng Việt Nam sang các tỉnh của Campuchia.
3.3.1.5. Tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là một trong 08 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có đƣờng biên giới đất liền dài khoảng 240 km, giáp với 03 tỉnh Svay Riêng, Pray Veng và KamPong Cham của Campuchia. Tây Ninh có 02 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài của huyện Bến Cầu và Xa Mát của huyện Tân Biên). Tổng kim ngạch thƣơng mại biên giới của Tây Ninh với các tỉnh của Campuchia đạt trên 7 tỷ USD trong giai đoạn 2008-2014. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa do Việt Nam sản xuất nhƣ: mì ăn liền, sản phẩm nhựa, bột giặt, pin, dầu ăn, mỹ phẩm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: củ sắn tƣơi, sắn lát khô, dầu chai, đậu nành, trâu, bò, hạt điều nguyên liệu, trái cây Thái Lan, gỗ cao su xẻ đã qua sơ chế.
3.3.1.6. Tỉnh Long An
Long An có hơn 133 km đƣờng biên giới đất liền giáp với hai tỉnh Svay Riêng và Pray Veng của Campuchia. Cặp cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp – Prey Vo có vị trí thuận lợi là nằm trên quốc lộ 62, tỉnh Long An, kết nối qua đƣờng 314, tỉnh Svay Riêng và tiếp nối đƣờng Xuyên Á phía Campuchia khoảng 26 km. Nơi đây đƣợc đánh giá là cầu nối giao lƣu với các nƣớc trong khu vực, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của hai nƣớc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu giai đoạn 2008-2014 của tỉnh với tỉnh bạn bên Campuchia đạt trên 65 triệu USD. Ngoài ra, trên tuyến biên giới tỉnh Long An với các tỉnh của Campuchia có nhiều chợ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hai bên biên giới qua lại mua bán trao đổi hàng hóa. Khối lƣợng hàng hóa tại các chợ biên giới của tỉnh từ 10-30 tấn/ngày tùy quy mô mỗi chợ.
70
3.3.1.7. Tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửa Long, có tuyến biên giới khoảng 50 km, tiếp giáp với tỉnh Pray Veng, Campuchia. Thời gian qua, Đồng Tháp đã tập trung đầu tƣ phát triển thƣơng mại biên giới, đến nay đã hình thành và khai thông 02 cửa khẩu quốc tế nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp có diện tích 3.600 ha, tiếp giáp biên giới Campuchia.Trong đó, cửa khẩu Thƣờng Phƣớc – Coroca rất thuận lợi cho vận tải đƣờng thủy, cách thủ đô Phnom Pênh 80 km; Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà – Bontiachacray đƣợc khai thông về đƣờng bộ nối liền đƣờng Xuyên Á, cách thủ đô Phnom Penh 106 km. Chính sự tập trung khai thác thƣơng mại biên giới đã nâng kim ngạch biên mậu hai chiều giữa hai tỉnh Đồng Tháp và Pray Veng đạt trên 250 triệu USD/năm, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch ngoại thƣơng của tỉnh.
3.3.1.8. Tỉnh An Giang
Với vị trí địa lý kinh tế hết sức quan trọng và thuận lợi do nằm giữa 03 trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ (Việt Nam) – thủ đô Phnom Penh (Campuchia), An Giang là cửa ngõ thông thƣơng hàng hóa cả đƣờng thủy lẫn đƣờng bộ, hiện An Giang có 02 cửa khẩu quốc tế, thông quan hàng hóa với 02 tỉnh KanDal, TaKeo (Campuchia) hoạt động rất nhộn nhịp. Tổng kim ngạch thƣơng mại biên giới của tỉnh với các tỉnh bạn phía Campuchia đạt gần 5.000 triệu USD trong giai đoạn 2008-2014, mức tăng trƣờng kinh tế biên giới bình quân hàng năm đạt 21%. Trong đó, hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu chủ yếu là: sắt thép, phân bón, xi măng, sản phẩm nhựa và hàng bách hóa tổng hợp... Nhập khẩu các hàng hóa là trái cây, gỗ các loại, nhựa phế liệu... Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh chiếm 50% giá trị xuất, nhập khẩu biên mậu của các tỉnh và gần 70% lƣợng hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Campuchia.
71
3.3.1.9. Tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang giáp với tỉnh KamPot, thành phố Kép của Campuchia. Điều kiện qua lại cũng nhƣ việc mua bán, trao đổi hàng hóa bằng đƣờng bộ và đƣờng biển giữa tỉnh Kiên Giang với tỉnh bạn rất thuận lợi nên tổng kim ngạch thƣơng mại biên giới của tỉnh đạt trên 1 tỷ USD trong giai đoạn 2008- 2014. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm; thực phẩm chế biến, đóng hộp, hàng gia dụng, chế phẩm tẩy rửa... Các mặt hàng nhập khẩu gồm: gỗ xẻ các loại, vỏ ghẹ, vỏ tôm phơi khô, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và xây dựng và các mặt hàng tiêu dùng khác.