Thực trạng lựa chọn giải pháp tối ƣu

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề - Nghiên cứu tình huống công ty TNHH Intops Việt Nam (Trang 67 - 72)

Sau khi đƣa ra các giải phap có thể, cần phải lựa chọn một giải pháp tổi ƣu nhất để thực thi chứ không thể thực thi toàn bộ các giải pháp đƣợc. Nếu không lựa chọn đƣợc giải pháp tối ƣu trong những giải pháp có thể, thì vấn đề rất khó có thể giải quyết. Kết quả đánh giá cần thiết phải lựa chọn giải pháp tối ƣu đƣợc thể hiện trong biểu đồ 3.18.

56

Biểu đồ 3.18. Đánh giá cần thiết phải lựa chọn giải pháp tối ƣu

Qua kết quả cho thấy gần 63% ngƣời đƣợc hỏi thấy rằng cần thiết phải lựa chọn giải pháp tối ƣu trong các giải pháp có thể. Còn lại 27% cho rằng không cần thiết. Điều này sẽ ảnh hƣởng rất nhiều tới việc thực hiện GQVĐ, bởi vì khó thực hiện tốt GQVĐ nếu không đƣa ra đƣợc giải pháp tối ƣu trong các giải pháp có thể.

Thế nào là giải pháp tối ƣu, giải pháp tối ƣu có phải là giải pháp tốt nhất trong giải pháp có thể hay không? Đây là câu hỏi đặt ra khi đánh giá các giải pháp có thể để lựa chọn đƣợc giải pháp tối ƣu. Kết quả đánh giá tại Intops VN nhƣ sau.

57

Kết quả thấy 95% ngƣời đƣợc hỏi cho đồng ý với đánh giá rằng giải pháp tối ƣu là giải pháp tốt nhất trong các giải pháp có thể. Tuy nhiên để lựa chọn đƣợc giải pháp tối ƣu trong các giải pháp có thể, cần có những phƣơng pháp, mô hình nghiên cứu. Hiện trạng áp dụng các phƣơng pháp, mô hình nghiên cứu lựa chọn giải pháp tối ƣu tại Intops VN đƣợc thể hiện trong các biểu đồ 3.20, 3.21, 3.22 dƣới đây.

Biểu đồ 3.20. Áp dụng Braintorming lựa chọn giải pháp tối ƣu

58

Biểu đồ 3.22. Áp dụng GREAT lựa chọn giải pháp tối ƣu

Trong 3 phƣơng pháp thì GREAT đƣợc trên 52% ngƣời đƣợc hỏi áp dụng, chiếm tỷ lệ cao nhất. Dựa vào phƣơng pháp này có thể đƣa ra đƣợc các lợi ích, rủi ro, chi phí, khả thi và thời gian giá cho từng giải pháp. Từ đó đánh giá đƣợc đâu là giải pháp tối ƣu. Tiếp theo Braintroming đƣợc trên 42% và Mind mapping đƣợc trê 39% ngƣời đƣợc hỏi thực hiện áp dụng.

Tháng 7/2014, tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, tổng doanh thu 6 tháng chỉ đạt 60% cùng kỳ năm 2013. Đồng thời là sự thay đổi về công nghệ của SEV với định hƣớng chuyển từ sản xuất điện thoại di động vỏ nhựa sang vỏ kim loại, yêu cầu các nhà cung cấp vỏ - trong đó có Intops VN cũng cần có các phƣơng án điều chỉnh cần thiết. Ban lãnh đạo công ty tiến hành họp và đƣa ra vấn đề là doanh thu bị giảm, yêu cầu cải tiến thay đổi công nghệ của đối tác. Các giải pháp thay thế đƣợc đƣa ra là:

(1). Thay đổi công nghệ theo yêu cầu của SEV;

(2). Bổ sung ngành nghề khác, cắt giảm sản xuất vỏ nhựa để phù hợp với số lƣợng đơn hàng của SEV.

Đồng thời phân tích GREAT cho từng giải pháp nhƣ sau:

59

Bảng 3.7. Phân tích GREAT cho giải pháp thay đổi công nghệ

G: Gain - Lợi ích

- Tận dụng đƣợc việc sử dụng lợi thế kinh nghiệm và ƣu đãi của công ty vendor lâu năm của SEV. - Tận dụng đƣợc nhà xƣởng đang có, lực lƣợng lao động đang làm việc.

R: Riss - Rủi ro

- Rủi ro trong việc giảm sản lƣợng điện thoại di động bán ra đƣợc của SEV

E:Expense - Chi phí

- Chi phí sửa chữa nhà xƣởng

- Chi phí mua thêm MMTB, chi phí vốn lƣu động mua nguyên liệu thấp

A: Achieavability - Khả thi

- Có tính khả thi cao

- Sẽ đƣợc SEV hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất.

T: Time - thời gian

Thời gian chuyển đổi, sửa chữa nhà xƣởng, nhập và lắp đặt MMTB khoảng 3 tháng.

* Giải pháp 2: Không thay đổi công nghệ, cắt giảm sản lƣợng sản xuất

Bảng 3.8. Phân tích GREAT cho giải pháp bổ sung ngành nghề khác

G: Gain - Lợi ích

- Sử dụng nguồn vốn hiện có của công ty để tiếp tục đầu tƣ sinh lời

R: Riss - Rủi ro

- Chƣa có nhiều hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh khác tại Việt Nam

- Khủng hoảng của nền kinh tế và cạnh tranh của các đối thủ

- Rủi ro khi cắt giảm lao động

E:Expense - Chi phí

- Chi phí tìm hiểu khảo sát thị trƣờng (thuê chuyên gia, tự đánh giá tìm hiểu ...)

- Chi phí thuê đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị ..

- Chi phí đầu tƣ tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực cholĩnh vực mới

- Chi phí đền bù khi cắt giảm lao động

A: Achieavability - Khả thi

- Tự bản thân ban lãnh đạo công ty phải thực hiện các công việc mà khó nhận đƣợc hỗ trợ từ bên thứ 3

- Ít khả thi

T: Time - thời gian: Khó xác định thời gian, có thê dự tính nhƣ sau: - Khảo sát thị trƣờng sẽ cần 1 - 3 tháng

- Xây dựng kế hoạch: 1 tháng

60

Thông qua phân tích GREAT, ban lãnh đạo công ty thấy rằng giải pháp 1 có khả năng tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội, vƣợt qua các điểm yếu và thách thức hiện tại hơn so với phƣơng án 2. Vì vậy giải pháp tối ƣu đƣợc lựa chọn là thay đổi công nghệ chuyển sang sản xuất vỏ điện thoại di động bằng kim loại. Đến tháng 9/2014, công ty đã thực hiện nhập 495 máy CNC sản xuất vỏ điện thoại di động bằng kim loại đƣợc nhập, lắp đặt và vận hành.

Một phần của tài liệu Giải quyết vấn đề - Nghiên cứu tình huống công ty TNHH Intops Việt Nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)