Tăngcường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 86 - 89)

552. 3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.2.6. Tăngcường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp

3.2.6.1. Mục đích

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng tháng là một chức năng rất quan trọng trong công tác quản lý. Nó giúp cho Hiệu trưởng chỉ đạo tốt kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL của trường, đồng thời khi làm tốt công tác này chắc chắn chất lượng hoạt động GDNGLL trong nhà trường sẽ được nâng cao.

Đánh giá việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở các trường THPT Thọ Xuân để rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý giáo dục toàn diện đối với học sinh THPT của huyện.

3.2.6.2. Nội dung

- Đối với học sinh: đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về nội dung các hoạt động, đánh giá trình độ đạt được các kỹ năng hoạt động GDNGLL như kỹ năng thực hiện hoạt động (bao gồm: nhận nhiệm vụ, thực thi nhiệm vụ, tự điều chỉnh bản thân trong quá trình thực hiện), kỹ năng tự đánh giá kết quả đạt được cả về nhận thức thái độ, hành vi, kỹ năng giao tiếp… Bên cạnh đó cũng cần đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với hoạt động GDNGLL để tìm hiểu sự hứng thú, nhu cầu đối với hoạt động, tâm lý sẵn sàng tham gia hoạt động một cách chủ động và sáng tạo, cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động và niềm tin vào kết quả sau hoạt động. Việc đánh giá được thực hiện bằng nhiều hình thức: bằng quan sát, bằng phiếu tự đánh giá, phiếu hỏi, đánh giá qua bài viết, qua sản phẩm hoạt động, qua tọa đàm, trao đổi ý kiến, qua nhận xét… Kết quả đánh giá học sinh không chỉ thể hiện sự trưởng thành của các em mà còn thể hiện khả năng tổ chức hoạt động của giáo viên. Kết quả này sẽ tạo cơ sở cho giáo viên tự rèn luyện trình độ nghiệp vụ sư phạm của mình, giúp họ tự hoàn thiện mình cả về trình độ học vấn, về nghệ thuật sư phạm, về nhân cách người thầy.

- Đối với giáo viên: kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình, việc thiết kế và quy trình thực hiện các họat động, việc vận dụng các phương pháp tổ chức họat động ngòai giờ lên lớp theo định hướng đổi mới, việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. Việc kiểm tra được thực hiện bằng nhiều hình thức: xem hồ sơ, sổ sách, bài soạn, dự các tiết sinh hoạt, dự các hoạt động, tiếp xúc, trò chuyện với học sinh…

- Đối với các bộ phận: kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn, việc hỗ trợ, phối hợp với giáo viên, với các bộ phận khác trong hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp bằng nhiều hình thức: xem hồ sơ sổ sách (Ví dụ: kiểm tra số lượng học sinh, giáo viên trong sổ mượn sách của thư viện qua các chủ đề hoạt động để đánh giá tính tích cực học tập của giáo viên và học sinh, hiệu quả của việc mua sắm, trang bị, chọn lọc sách của thư viện, kết quả của hoạt động giới thiệu sách…); dự các hoạt động (Ví dụ: quan sát việc thực hiện các thao tác sơ cấp cứu tai nạn để đánh giá việc tuyên truyền và huấn luyện của bộ phận y tế học đường); trao đổi, trò chuyện với học sinh để đánh giá sự hiểu biết, nhận thức, thái độ, tình cảm của các em… đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Đối với tổ chức Đoàn: công tác phối hợp, công tác huấn luyện trong việc tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tham khảo kết quả kiểm tra đánh giá chuyên môn của huyện Đoàn.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng căn cứ mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, căn cứ các hướng dẫn tổ chức xây dựng và tổ chức quán triệt các tiêu chí đánh giá, nội dung, hình thức, phương pháp và quy trình đánh giá cho mọi đối tượng. Giáo viên và các bộ phận tự kiểm tra và kiểm tra chéo lẫn nhau.

Các đối tượng căn cứ các tiêu chí, các nội dung tự đánh giá bản thân.

Phó hiệu trưởng, tổ trưởng phối hợp với Công Đoàn, Chi Đoàn kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các bộ phận, giáo viên.

Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoạt động của mình, tổ - nhóm đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên trong tổ, cuối cùng là giáo viên chủ nhiệm đánh giá.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Phải xác định được những tiêu chí đánh giá, tổng hợp tiêu chí đánh giá phải thể hiện được những nội dung cần đánh giá cho từng đối tượng.

Tổ chức thảo luận kỹ lưỡng về các tiêu chí đánh giá, cùng thống nhất về nội dung đánh giá, hình thức, phương pháp và quy trình đánh giá giữa người đánh giá và người được đánh giá.

Tham khảo ý kiến của các lực lượng giáo dục khác trước khi đánh giá. Đánh giá chính xác, công khai, minh bạch việc thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng; biểu dương, khen thưởng, phát huy thành tích và uốn nắn, sửa chữa sai sót một cách kịp thời.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w