Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 69 - 74)

552. 3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt

quản lý hoạt động này

3.2.1.1. Mục đích

Nhằm nâng cao nhận thức để tạo động lực hành động cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh qua vai trò, vị trí và sự cần thiết của hoạt

động GDNGLL. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra không có nhận thức đúng thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, trước tiên cần làm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh có nhận thức đúng, đủ về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL, thấy được sự cần thiết và hiệu quả của hoạt động để có sự ủng hộ, phối hợp, tham gia một cách tự giác và nhiệt tình.

Sự cần thiết phải nhận ra được tính cấp thiết của hoạt động GDNGLL cho học sinh phổ thông.

3.2.1.2.Nội dung

- Đối với cán bộ quản lý

Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDNGLL: là người xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc tuyên truyền vấn đề này, lâu nay các trường thường giao cho đoàn trường.

Phải tránh xu hướng chỉ coi trọng hoạt động chuyên môn, chỉ quan tâm đến việc dạy học chính khóa và thi cử. Cán bộ quản lý phải xem hoạt động GDNGLL là hoạt động hết sức cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường và xã hội. Sự thay đổi quan niệm của cán bộ quản lý sẽ tác động đến đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL, sẽ làm thay đổi và thúc đẩy sự phát triển hoạt động GDNGLL và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Qua các buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm, hàng tháng nhà trường cần CBQL phải tổ chức tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ giáo viên hiểu và có một cách nhìn đúng, hiểu một cách sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL trong việc giáo dục toàn diện học sinh để từ đó có sự thay đổi thái độ của họ đối với hoạt động này.

- Đối với giáo viên:

Qua các buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm, hàng tháng nhà trường cần phải tổ chức tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ CBQL, giáo viên hiểu và có một cách nhìn đúng, hiểu một cách sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL

trong việc giáo dục toàn diện học sinh để từ đó có sự thay đổi thái độ của họ đối với hoạt động này.

Cần làm cho đội ngũ giáo viên hiểu rằng hoạt động GDNGLL không phải là việc riêng của một bộ phận nào trong trường mà là việc làm của tập thể giáo viên tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL, là nhiệm vụ bắt buộc đối với giáo viên. Hàng tháng khi triển khai kế hoạch hoạt động GDNGLL cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL, các kế hoạch có sự hướng dẫn cụ thể về thời gian tổ chức, cách tổ chức, … cho lực lượng giáo viên. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân cụ thể, có như vậy giáo viên sẽ hiểu được mục đích, yêu cầu của hoạt động và có trách nhiệm của cá nhân trong khâu tổ chức hoạt động này.

Tổ chức các tiết hoạt động GDNGLL mẫu để các giáo viên chủ nhiệm dự, sau đó tổ chức tọa đàm rút kinh nghiệm để trao đổi kinh nghiệm tổ chức, cách tổ chức nhằm giúp giáo viên có định hướng về cách tổ chức tiết hoạt động GDNGLL cho lớp mình quản lý.

Đầu năm học phải có sự thống nhất các kế hoạch trong nhà trường về thời gian tổ chức, bộ phận quản lý, chỉ đạo để khi thực hiện sẽ diễn ra đồng bộ, không bị chồng chéo.

Kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL phải được thực hiện đầu năm học và triển khai đến tất cả CBQL, giáo viên trong trường để chủ động sắp xếp thời gian hoạt động cho phù hợp.

Thường xuyên làm phong phú, làm mới về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để giáo viên và học sinh tham gia tích cực hơn.

- Đối với học sinh và phụ huynh học sinh:

Giúp các em nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia hoạt động GDNGLL, thấy được con đường hình thành và phát triển nhân cách thông qua các hoạt động. Từ nhận thức trên, các em tự giác, vượt qua những trở ngại, tham gia

các hoạt động một cách chủ động, nhiệt tình và tích cực hơn. Thực hiện điều này, cũng có nghĩa nhà trường đã gián tiếp thực hiện được một biện pháp tuyên truyền tác động đến nhận thức phụ huynh về hoạt động ngoài giờ bằng thái độ và việc làm cụ thể của con em họ. Cùng với việc làm trên, nhà trường cần có biện pháp tác động để phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác thấy được tham gia hoạt động GDNGLL không chỉ cần thiết trong việc hình thành nhân cách học sinh mà còn là một yêu cầu bắt buộc theo mục tiêu đào tạo, theo yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường.

Để từ đó, phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường có sự ủng hộ, phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi thực hiện các hoạt động ngoài giờ. Tổ chức lồng ghép việc tuyên truyền hoạt động GDNGLL cho CMHS trong những kỳ họp CMHS, giúp CMHS biết thêm thông tin về hoạt động GDNGLL là rất bổ ích cho việc học văn hóa củ các em.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện.

Bí thư Chi Bộ nhà trường tham mưu với Đảng Ủy các xã quán triệt các biện pháp tuyên truyền, tranh thủ sự ủng hộ của Đảng Ủy để tìm “tiếng nói chung” trong các tổ chức, Đoàn thể ở địa phương về hoạt động GDNGLL ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, Bí thư chỉ đạo các tổ chức, các Đoàn thể trong trường tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động này.

Hiệu trưởng tham mưu với Ủy Ban Nhân Dân Huyện, Hội đồng giáo dục về nội dung và các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động GDNGLL trong phụ huynh nói riêng, nhân dân địa phương nói chung.

Hiệu trưởng tổ chức các buổi tập huấn, báo cáo chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, khơi gợi ý thức tự học, tự tìm hiểu và rèn luyện trong nhà trường về hoạt động GDNGLL, gợi ý và hướng dẫn giáo viên một số biện pháp tuyên truyền, kêu gọi mọi người tham gia hoạt động với thái độ chủ động, tự giác và ý thức trách nhiệm cao.

Giáo viên và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường tuyên truyền, phổ biến về mục đích, vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDNGLL. Cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức chuyên môn liên quan đến việc giáo dục đồng thời cũng nhấn mạnh với học sinh và phụ huynh: tham gia hoạt động GDNGLL là một trong những yêu cầu bắt buộc của chương trình.

Mời phụ huynh học sinh cùng tổ chức, tham gia một số hoạt động GDNGLL: hội thi, hội trại, các buổi giao lưu, các hoạt động xã hội…

Hiệu trưởng đưa việc nâng cao nhận thức và kết quả tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL vào tiêu chí đánh giá thi đua - khen thưởng, xếp loại viên chức của nhà trường.

Kiến nghị Sở GD&ĐT tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức hoạt động GDNGLL cho cán bộ quản lý, giáo viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Bản thân nhà QL phải nhận thức rất rõ về vai trò của hoạt động GDNGLL trong trường phổ thông và những kiến thức liên quan. Nắm rõ chủ chương, chính sách của Đảng, nhà nuớc và bộ, ngành về hoạt động GDNGLL.

Đảng Ủy, Ủy Ban nhân dân chỉ đạo công tác tuyên truyền thông qua các cuộc họp giao ban, tác động đến các ban ngành, Đoàn thể.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức thông qua các buổi họp tổ dân phố, khu phố, hệ thống phát thanh của phường, hoạt động của nhà văn hóa… để tác động đến nhân dân nói chung, phụ huynh học sinh nói riêng.

Có sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng và có nhắc nhở, phê bình việc thực hiện hoạt động GDNGLL.

Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch năm học, thông qua các phiên họp Hội đồng, họp chuyên môn, chuyên đề tổ chức trong năm; các buổi sinh hoạt tập thể để tuyên truyền nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục về hoạt động GDNGLL.

Hiệu trưởng có mối liện hệ với các hiệu trưởng trong huyện tổ chức giao lưu giữa các trường trong hoạt GDNGLL như: thi an toàn giao thông, hội thi văn nghệ, hội thi khoa học và kỹ thuật...để cho các hoạt động mang tính đa dạng và bổ ích tạo ra sự hứng thú của học sinh.

Đưa việc tham gia và kết quả hoạt động GDNGLL vào hoạt động thi đua, đánh giá xếp loại viên chức trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 69 - 74)