Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 76 - 78)

552. 3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.2.3 Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ cán bộ

cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ đoàn

3.2.3.1. Mục đích

Theo tinh thần của nghị quyết Trung Ương 2 khoá VIII “GV là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” nên cần bồi dưỡng cho GV để họ quán triệt các quan điểm về hoạt động GDNGLL, các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức và tự giác trong các hoạt động GDNGLL, củng cố nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và ban cán sự lớp về ý nghĩa, mục đích, nội dung và giải pháp hoạt động GDNGLL. Bồi dưỡng GV và cán sự lớp năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt kỹ năng tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá để GV và cán sự lớp có thể đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay, và để đáp ứng được nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL đã được nói đến trong chỉ thị 33/CT-Bộ GD&ĐT .

3.2.3.2.Nội dung

- Đối với cán bộ quản lý: cần nắm vững mục tiêu, vị trí, vai trò, những yêu cầu đổi mới về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để định hướng cho việc chỉ đạo và tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng xã hội. Thực hiện bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL trong nhà trường.

- Đối với giáo viên: học tập, thảo luận và thực hành nghiêm túc những nội dung bồi dưỡng thường xuyên, nội dung các lớp tập huấn, nội dung bồi dưỡng chuyên đề thông qua sinh hoạt chuyên môn, nhất là việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu để hiểu và nắm vững những kiến thức nền tảng bộ môn, nội dung chương trình, phương pháp tổ chức, quy trình tổ chức, việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như việc chuẩn bị và sử dụng thiết bị dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT.

Để làm tốt nhiệm vụ hoạt động GDNGLL GV cần được rèn luyện các kỹ năng sau:

+ Thiết kế bài giảng hoạt động GDNGLL; + Kỹ năng giao tiếp với HS, với CMHS;

+ Kỹ năng phối hợp với các lực lượng tham gia hoạt động GDNGLL; + Kỹ năng tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo về hoạt động GDNGLL; + Kỹ năng sử dụng máy vi tính, máy chiếu...

+ Kỹ năng truy cập mạng internet.

- Đối với cán bộ Đoàn: hướng dẫn các em những kỹ năng hoạt động ngoại khóa, chuẩn bị phương tiện hoạt động, chuẩn bị tổ chức hoạt động, tạo điều kiện phát huy khả năng tự quản, tính sáng tạo, khả năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, sắp xếp thời gian, huy động kinh phí, mời báo cáo viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ, phối hợp với các đơn vị bạn tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động GDNGLL.

Phó hiệu trưởng phối hợp Đoàn và hướng dẫn tổ chuyên môn thực hiện các chuyên đề, dự các tiết sinh hoạt, các hoạt động GDNGLL, đánh giá kết quả học tập và bồi dưỡng của đội ngũ.

Giáo viên, phụ trách các bộ phận thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

- nghiệp vụ của ngành, của nhà trường. Đồng thời đăng ký và thực hiện nội dung tự bồi dưỡng cá nhân về hoạt động GDNGLL.

Cán bộ Đoàn, giáo viên bồi dưỡng kỹ năng hoạt động ngoài giờ cho đội ngũ cốt cán của lớp và tổ chức các đợt thi đua thực hành kỹ năng hoạt động ngoài giờ lên lớp.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Bồi dưỡng thông qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên, qua các lớp tập huấn, qua giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị, qua sinh hoạt chuyên môn, việc tự học của cán bộ quản lý và giáo viên.

Đưa kết quả việc học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng vào việc đánh giá thi đua, đánh giá công chức, quy hoạch cán bộ của đơn vị.

Tổ chức hội thi giáo viên giỏi hoạt động GDNGLL tại đơn vị.

Nhân điển hình gương tiêu biểu và có chế độ động viên, khuyến khích hợp lý về vật chất lẫn tinh thần cho các đối tượng thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Đồng thời có biện pháp chế tài hợp lý với đối tượng lơ là nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w