ngoài giờ lên lớp
Phải nói rằng hoạt động GDNGLL đã, đang diễn ra trong các nhà trường THPT rất đa dạng và phong phú, nó gắn liền với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Song để có cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động này chúng tôi có bảng khảo sát ở đối tượng là CBQL và Giáo viên, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.9: Nhận định của CBQL, giáo viên về hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL STT Các hình thức tổ chức hoạt động Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%)
1 Hoạt động lao động - hướng nghiệp 63,5 27,4 6,3 2,8 0,0 2 Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt cuối tuần 48,2 41,0 8,3 1,2 1,3 3 Hoạt động chính trị-xã hội 36,4 57,1 4,0 2,5 0 4 Tập luyện văn nghệ và thi đấu thể dục
thể thao
37,6 51,2 8,5 4,7 0
5
Các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ (CLB: thơ; CLB bóng đá; CLB toán học tuổi trẻ...), các buổi ngoại khoá (Văn; toán; sức khỏe sinh sản vị thành niên...).
23,7 16,3 56,2 1,6 2,2
6 Các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện...
STT Các hình thức tổ chức hoạt động Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) 7
Các diễn đàn theo chuyên đề (Diễn đàn Thanh niên với Đảng, Đảng với thanh niên; tiếp lửa truyền thống...) Nghe nói chuyện thời sự; kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
24,4 29,6 25,3 16,4 4,3
8
Nghe báo cáo về các vấn đề nổi cộm mà dư luận xã hội đang quan tâm (Vấn đề an toàn giao thông, ma tuý, phòng chống thiên tai lũ lụt...)
18,2 20,3 41,5 15,9 4,1
9
Các hoạt động về nguồn: Thăm lại chiến khu xưa; thăm và chăm sóc các di tích văn hoá lịch sử tại địa phương, thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng...
14,6 19,8 38,2 19,8 7,6
10
Các cuộc thi tìm hiểu với các chủ đề do ngành và Đoàn thanh niên phát động.
66,4 24,7 8,9 0 0
11
Phong trào thi đua giữa các khối lớp theo từng tuần, từng tháng, từng kỳ, từng năm.
58,2 28,4 13,4 0 0
12 Các hoạt động chăm sóc, bảo vệ môi
trường sạch đẹp 65,3 30,4 14,3 0 0
Qua kết quả khảo sát trên chúng ta dễ dàng nhận thấy: trong số các hoạt động GDNGLL thường tổ chức trong nhà trường có những hình thức tổ chức hoạt động được CBQL, giáo viên quan tâm và đánh giá rất cao, hoạt động sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp cuối tuần chiếm 90,9% và 89,2 % khá tốt; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chiếm 36,4 đến 43,6% tốt và 46,2 đến 57,1 khá;
các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện; các cuộc thi tìm hiểu và phong trào thi đua giữa các khối lớp chiếm 57,2 % đến 66,4 % tốt. Có thể nói đây là những hoạt động được các nhà trường đề cao bởi nó phù hợp với điều kiện nhà trường, phù hợp với nhu cầu, tâm lí của tuổi trẻ. Thông qua các hoạt động này, giúp các em có hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của mình, là cơ hội để học sinh khẳng định năng khiếu bẩm sinh đang tiềm ẩn chưa có điều kiện bộc lộ. Hơn nữa, giúp học sinh xác định rõ vai trò công dân đối với cuộc sống của cộng đồng, xã hội và đất nước.
Tuy nhiên, còn nhiều hoạt động chưa được các nhà trường quan tâm, từ đó kết quả đánh giá không cao như: Các hình thức sinh hoạt của các câu lạc bộ, các buổi ngoại khoá; các buổi nghe nói chuyện thời sự; các diễn đàn (mức độ yếu từ 15,9% đến 19,8%, mức độ kém có khi lên tới 7,6%). Nguyên nhân cơ bản là do các hoạt động này đòi hỏi rất nhiều thời gian (từ khâu chuẩn bị cho đến thời gian tổ chức), phải huy động nhiều đối tượng trong và ngoài nhà trường tham gia. Hơn nữa, nguồn kinh phí chi cho hoạt động này khá lớn trong khi đó tài chính của nhà trường lại có hạn. Chính vì thế, nhiều hoạt động có ý nghĩa giáo dục tốt song chưa được các nhà trường thường xuyên tổ chức như: hoạt động du lịch về nguồn, hội trại thanh niên; các buổi nói chuyện chuyên đề; hoạt động của các câu lạc bộ trong nhà trường...
Tóm lại: Những hoạt động nào diễn ra trong khuôn viên của nhà trường, sự đầu tư thời gian, nhân lực và tài lực ít thì được nhà trường quan tâm và thường xuyên tổ chức tốt và ngược lại. Vì vậy hiệu quả của hoạt động GDNGLL đối với mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường chưa đạt yêu cầu.