552. 3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp
2.5. Kết luận chương 2
Sau khi tìm hiểu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - chính trị - xã hội huyện Thọ Xuân và khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: bên cạnh hoạt động Dạy- hoạt động Học, các nhà trường THPT trên địa bàn huyện bước đầu đã, đang quan tâm đến nhiều hoạt động giáo dục khác trong đó có hoạt động GDNGLL, nhằm hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời xây dựng môi trường học đường thực sự thân thiện, đào tạo một thế hệ học sinh tích cực trong học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho cuộc sống.
Xuất phát từ cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, qua việc phân tích thực trạng các quản lí hoạt động GDNGLL ở các trường THPT huyện Thọ Xuân ở chương 2 là những cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH
HÓA 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào hoạt động GDNGLL cho HS THPT ở các trường THPT huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hoá giáo dục. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và các hoạt động giáo dục.
3.1.2. Nguyên tắc khoa học
Khi đề xuất giải pháp, cần có đủ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
nhà nước, bộ ngành ban hành. Đó là hệ thống các quan điểm, lý luận đã được thừa nhận. Hệ thống lý luận này chúng ta đã đề cập ở chương 1.
Cơ sở thực tiễn: các giải pháp đề xuất phải dựa trên thực trạng khảo sát thực tế và kinh nghiệm của các nhà QL trong công tác này.
3.1.3. Nguyên tắc khả thi và hiệu quả- Bảo đảm tính khả thi - Bảo đảm tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp đặc điểm, tình hình cụ thể của các trường THPT huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá của địa phương, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ, GV và HS các trường THPT huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá. Đảm bảo các trường có thể tổ chức thực hiện được.
- Đảm bảo tính hiệu quả.
Hiệu quả bao giờ cũng được tính đến trong bất kì quá trình nào. Đây chính là thước đo năng lực các nhà QL. Thực chất của nguyên tắc này là làm như thế nào để trong điều kiện nguồn lực và điều kiện nhất định, với thời gian cho phép, nhà QL tạo ra được kết quả tối đa, có chất lượng. Nguyên tắc hiệu quả QL có liên hệ chặt chẽ với kết quả QL. Có thể nếu một hoạt động QL nào đó là có kết quả nhưng chưa chắc đã có hiệu quả, bởi nó tốn sức lực không chỉ của nhà QL mà cả của GV và HS. Tính hiệu quả thể hiện cụ thể: đầu tư con người, CSVC, công sức, thời gian ít nhất nhưng đạt kết quả cao nhất, toàn diện nhất.
3.2. Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngTHPT huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa THPT huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vàquản lý hoạt động này quản lý hoạt động này
3.2.1.1. Mục đích
Nhằm nâng cao nhận thức để tạo động lực hành động cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh qua vai trò, vị trí và sự cần thiết của hoạt
động GDNGLL. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra không có nhận thức đúng thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, trước tiên cần làm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh có nhận thức đúng, đủ về vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL, thấy được sự cần thiết và hiệu quả của hoạt động để có sự ủng hộ, phối hợp, tham gia một cách tự giác và nhiệt tình.
Sự cần thiết phải nhận ra được tính cấp thiết của hoạt động GDNGLL cho học sinh phổ thông.
3.2.1.2.Nội dung
- Đối với cán bộ quản lý
Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDNGLL: là người xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc tuyên truyền vấn đề này, lâu nay các trường thường giao cho đoàn trường.
Phải tránh xu hướng chỉ coi trọng hoạt động chuyên môn, chỉ quan tâm đến việc dạy học chính khóa và thi cử. Cán bộ quản lý phải xem hoạt động GDNGLL là hoạt động hết sức cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường và xã hội. Sự thay đổi quan niệm của cán bộ quản lý sẽ tác động đến đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL, sẽ làm thay đổi và thúc đẩy sự phát triển hoạt động GDNGLL và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Qua các buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm, hàng tháng nhà trường cần CBQL phải tổ chức tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ giáo viên hiểu và có một cách nhìn đúng, hiểu một cách sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL trong việc giáo dục toàn diện học sinh để từ đó có sự thay đổi thái độ của họ đối với hoạt động này.
- Đối với giáo viên:
Qua các buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm, hàng tháng nhà trường cần phải tổ chức tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ CBQL, giáo viên hiểu và có một cách nhìn đúng, hiểu một cách sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động GDNGLL
trong việc giáo dục toàn diện học sinh để từ đó có sự thay đổi thái độ của họ đối với hoạt động này.
Cần làm cho đội ngũ giáo viên hiểu rằng hoạt động GDNGLL không phải là việc riêng của một bộ phận nào trong trường mà là việc làm của tập thể giáo viên tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL, là nhiệm vụ bắt buộc đối với giáo viên. Hàng tháng khi triển khai kế hoạch hoạt động GDNGLL cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL, các kế hoạch có sự hướng dẫn cụ thể về thời gian tổ chức, cách tổ chức, … cho lực lượng giáo viên. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân cụ thể, có như vậy giáo viên sẽ hiểu được mục đích, yêu cầu của hoạt động và có trách nhiệm của cá nhân trong khâu tổ chức hoạt động này.
Tổ chức các tiết hoạt động GDNGLL mẫu để các giáo viên chủ nhiệm dự, sau đó tổ chức tọa đàm rút kinh nghiệm để trao đổi kinh nghiệm tổ chức, cách tổ chức nhằm giúp giáo viên có định hướng về cách tổ chức tiết hoạt động GDNGLL cho lớp mình quản lý.
Đầu năm học phải có sự thống nhất các kế hoạch trong nhà trường về thời gian tổ chức, bộ phận quản lý, chỉ đạo để khi thực hiện sẽ diễn ra đồng bộ, không bị chồng chéo.
Kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL phải được thực hiện đầu năm học và triển khai đến tất cả CBQL, giáo viên trong trường để chủ động sắp xếp thời gian hoạt động cho phù hợp.
Thường xuyên làm phong phú, làm mới về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để giáo viên và học sinh tham gia tích cực hơn.
- Đối với học sinh và phụ huynh học sinh:
Giúp các em nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia hoạt động GDNGLL, thấy được con đường hình thành và phát triển nhân cách thông qua các hoạt động. Từ nhận thức trên, các em tự giác, vượt qua những trở ngại, tham gia
các hoạt động một cách chủ động, nhiệt tình và tích cực hơn. Thực hiện điều này, cũng có nghĩa nhà trường đã gián tiếp thực hiện được một biện pháp tuyên truyền tác động đến nhận thức phụ huynh về hoạt động ngoài giờ bằng thái độ và việc làm cụ thể của con em họ. Cùng với việc làm trên, nhà trường cần có biện pháp tác động để phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác thấy được tham gia hoạt động GDNGLL không chỉ cần thiết trong việc hình thành nhân cách học sinh mà còn là một yêu cầu bắt buộc theo mục tiêu đào tạo, theo yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường.
Để từ đó, phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường có sự ủng hộ, phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi thực hiện các hoạt động ngoài giờ. Tổ chức lồng ghép việc tuyên truyền hoạt động GDNGLL cho CMHS trong những kỳ họp CMHS, giúp CMHS biết thêm thông tin về hoạt động GDNGLL là rất bổ ích cho việc học văn hóa củ các em.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện.
Bí thư Chi Bộ nhà trường tham mưu với Đảng Ủy các xã quán triệt các biện pháp tuyên truyền, tranh thủ sự ủng hộ của Đảng Ủy để tìm “tiếng nói chung” trong các tổ chức, Đoàn thể ở địa phương về hoạt động GDNGLL ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, Bí thư chỉ đạo các tổ chức, các Đoàn thể trong trường tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động này.
Hiệu trưởng tham mưu với Ủy Ban Nhân Dân Huyện, Hội đồng giáo dục về nội dung và các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động GDNGLL trong phụ huynh nói riêng, nhân dân địa phương nói chung.
Hiệu trưởng tổ chức các buổi tập huấn, báo cáo chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, khơi gợi ý thức tự học, tự tìm hiểu và rèn luyện trong nhà trường về hoạt động GDNGLL, gợi ý và hướng dẫn giáo viên một số biện pháp tuyên truyền, kêu gọi mọi người tham gia hoạt động với thái độ chủ động, tự giác và ý thức trách nhiệm cao.
Giáo viên và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường tuyên truyền, phổ biến về mục đích, vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDNGLL. Cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức chuyên môn liên quan đến việc giáo dục đồng thời cũng nhấn mạnh với học sinh và phụ huynh: tham gia hoạt động GDNGLL là một trong những yêu cầu bắt buộc của chương trình.
Mời phụ huynh học sinh cùng tổ chức, tham gia một số hoạt động GDNGLL: hội thi, hội trại, các buổi giao lưu, các hoạt động xã hội…
Hiệu trưởng đưa việc nâng cao nhận thức và kết quả tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL vào tiêu chí đánh giá thi đua - khen thưởng, xếp loại viên chức của nhà trường.
Kiến nghị Sở GD&ĐT tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức hoạt động GDNGLL cho cán bộ quản lý, giáo viên.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Bản thân nhà QL phải nhận thức rất rõ về vai trò của hoạt động GDNGLL trong trường phổ thông và những kiến thức liên quan. Nắm rõ chủ chương, chính sách của Đảng, nhà nuớc và bộ, ngành về hoạt động GDNGLL.
Đảng Ủy, Ủy Ban nhân dân chỉ đạo công tác tuyên truyền thông qua các cuộc họp giao ban, tác động đến các ban ngành, Đoàn thể.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức thông qua các buổi họp tổ dân phố, khu phố, hệ thống phát thanh của phường, hoạt động của nhà văn hóa… để tác động đến nhân dân nói chung, phụ huynh học sinh nói riêng.
Có sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng và có nhắc nhở, phê bình việc thực hiện hoạt động GDNGLL.
Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch năm học, thông qua các phiên họp Hội đồng, họp chuyên môn, chuyên đề tổ chức trong năm; các buổi sinh hoạt tập thể để tuyên truyền nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục về hoạt động GDNGLL.
Hiệu trưởng có mối liện hệ với các hiệu trưởng trong huyện tổ chức giao lưu giữa các trường trong hoạt GDNGLL như: thi an toàn giao thông, hội thi văn nghệ, hội thi khoa học và kỹ thuật...để cho các hoạt động mang tính đa dạng và bổ ích tạo ra sự hứng thú của học sinh.
Đưa việc tham gia và kết quả hoạt động GDNGLL vào hoạt động thi đua, đánh giá xếp loại viên chức trong nhà trường.
3.2.2.Đổi mới công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp
3.2.2.1. Mục đích
Giúp cho Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động GDNGLL của nhà trường, đồng thời quá trình quản lý, chỉ đạo không bị chồng chéo lẫn nhau.
3.2.2.2. Nội dung
Sau khi đã đề ra kế hoạch hoạt động GDNGLL cần phải có một tổ chức chịu trách nhiệm chính về hoạt động GDNGLL ở nhà trường THPT. Tổ chức này chính là Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL do Hiệu trưởng hoặc 1 Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên
gồm:
+ Đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên nhà trường. + Bí thư Chi đoàn giáo viên.
+ Đại diện GVCN các khối lớp.
+ Đại diện Hội cha mẹ học sinh (đây là điểm mới bởi từ trước đến nay các trường khi thành lập ban chỉ đạo chỉ là CB, GV trong trường).
+ Một số trợ lý của Hiệu trưởng về hoạt động GDNGLL.
Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL phân công, định ra chế độ sinh hoạt để chỉ đạo, quản lý hoạt động GDNGLL.
Ban chỉ đạo chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của trường đồng thời phải kết hợp chặc chẽ với các tổ chức khác trong nhà trường. Người Hiệu trưởng cần
nắm vững khả năng tối đa của các lực lượng sư phạm trong và ngoài nhà trường có khả năng tổ chức và quản lý hoạt động GDNGLL của giáo viên và học sinh.
3.2.2.3.Cách thực hiện
Khi thành lập xong Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDNGLL, Ban chỉ đạo cần tổ chức hoạt động theo thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Trung ương đoàn ký ngày 15/10/1998.
Ban chỉ đạo giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó; tổ chức thực hiện những hoạt động lớn, quy mô trường và thực sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường trong các hoạt động; tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm và Cán bộ đoàn, lớp tiến hành các có hiệu quả; giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả giáo dục của hoạt động”.
Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL nên chú ý vào tình hình thực tế tại trường để xây dựng lực lượng quản lý, kiểm tra như: đoàn thanh niên chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đánh giá các hoạt động của các lớp học; Tổ chuyên môn theo dõi, đánh giá sự tham gia của các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Khi đã có Ban chỉ đạo, điều quan trọng là Ban chỉ đạo phải tổ chức hoạt động có nề nếp, phân công cụ thể từng thành viên trong ban. Duy trì họp giao ban hàng tháng, có đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động của tháng trước và bàn kế hoạch sắp tới.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Bản thân nhà QL phải thay đổi cách quản lý hoạt động GDNGLL trong trường phổ thông.
3.2.3 Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũcán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ đoàn cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ đoàn
3.2.3.1. Mục đích
Theo tinh thần của nghị quyết Trung Ương 2 khoá VIII “GV là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” nên cần bồi dưỡng cho GV để họ quán triệt các quan điểm về hoạt động GDNGLL, các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức và tự giác trong các hoạt động GDNGLL, củng cố nhận thức của cán bộ quản lý,