Nhìn chung, các nhà trường có nhận thức chưa đầy đủ hoặc còn thiếu chính xác về hoạt động GDNGLL. Phần lớn cho rằng hoạt động GDNGLL đơn thuần chỉ
là những hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên 56% (đồng nhất hoạt động Đoàn với hoạt động GDGNLL mà quên rằng hoạt động Đoàn chỉ là một tập hợp con nằm trong tập hợp lớn là hoạt động GDNGLL) mà đã là hoạt động phong trào thì có lúc có, có lúc không vì thế chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, còn không ít đối tượng được hỏi còn mơ hồ về khái niệm, không hiểu hoạt động GDNGLL có những nội dung và hình thức hoạt động như thế nào. Cụ thể:
+ Đối với cán bộ quản lý.
- Có 69,8 % CBQL cho rằng: hoạt động GDNGLL là hoạt động mang tính giáo dục;
- 16,3% cho rằng hoạt động GDNGLL là hoạt động của Đoàn thanh niên; - 6,3% cho rằng đây là hoạt động vui chơi giải trí;
- 7,6% cho rằng hoạt động GDNGLL là hoạt động ngoại khoá.
Qua đó chứng tỏ nhận thức về vai trò của hoạt động GDNGLL của các nhà quản lí còn thiếu đồng nhất, chưa đầy đủ. Từ đó, việc đầu tư thời gian cũng như vật chất cho hoạt động GDNGLL còn hạn chế, nhiều nhà quản lí còn thờ ơ đứng ngoài cuộc coi đó là nhiệm vụ của Đoàn.
+ Đối với giáo viên.
- Có 47,2 % giáo viên cho rằng hoạt động GDNGLL là hoạt động giáo dục; - 34,3% đồng nhất hoạt động GDNGLL với hoạt động của Đoàn thanh niên; - 10,2 % coi đó là hoạt động vui chơi giải trí;
- 9,3 % coi đó là hoạt động ngoại khoá.
Như vậy nhận thức của giáo viên về hoạt động GDNGLL còn thấp hơn CBQL. Có tới 33,3 % đồng nhất hoạt động GDNGLL với hoạt động Đoàn. Chính vì thế nhiều giáo viên (trong đó có cả giao viên chủ nhiệm lớp) ít quan tâm đầu tư cho hoạt động, coi đó là hoạt động của Đoàn và vì thế giao phó cho đoàn thực hiện hoặc có tham gia cũng chỉ là hình thức đối phó... Giáo viên bộ môn chỉ chú tâm
vào giảng dạy chuyên môn trong sách giáo khoa một cách thụ động mà ít đầu tư suy nghĩ tìm ra cách thức truyền đạt thông qua các hoạt động GDNGLL.
+ Đối với học sinh.
Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh đối với hoạt động GDNGLL
TT Các lựa chọn của học sinh Tỷ lệ (%)
1 Rất cần thiết 42
2 Cần thiết 35
3 Có cũng được không có cũng được 21
4 Không cần thiết 2
∑ Tổng hợp chung 100
Từ bảng số liệu (bảng 2.4) Có 77% học sinh nhận thức rất cần thiết và cần thiết. Điều này phản ánh nhu cầu của các em, rất mong muốn được tổ chức nhiều hoạt động GDNGLL. Nhưng 21% học sinh cho rằng hoạt động GDNGLL có cũng được, không có cũng được và 2% học sinh thấy không cần thiết là điều đáng lo ngại. Điều gì đã khiến 23% học sinh không hưởng ứng hoạt động này? Khi được hỏi nguyên nhân các em trả lời do bận học nhiều, sợ mất thời gian, gia đình không chỉ quan tâm đến kết quả thi ĐH - CĐ, nhà trường ít tổ chức và tổ chức nhiều hoạt động em không thích…
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp
2.2.2.1.Về hoạt động lao động - hướng nghiệp
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động lao động - hướng nghiệp
TT Đối tượng khảo sát Số ý kiến Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ quản lý 17 11 66,6 3 16,7 3 16,7 0 2 Cán bộ Đoàn 17 10 60 4 23,5 3 16,5 0 3 Tổ trưởng 34 23 67,6 8 23,6 3 8,8 0
4 Giáo viên 100 70 70 16 16,0 14 14,0 0 ∑ Tổng hợp chung 168 114 67,9 31 18,4 23 13,7 0
Qua bảng số liệu ta thấy, hơn 86% đối tượng khảo sát đánh giá hoạt động này đạt mức độ khá và tốt. Vì nó được mọi đối tượng quan tâm, kết quả của hoạt động góp phần làm cho mái trường xanh - sạch - đẹp, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng khu phố văn hóa, giáo dục học sinh sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng… đây cũng là dịp cho học sinh trưng bày những sản phẩm lao động của mình, đồng thời thực hiện định hướng phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT. Trong thời điểm hiện nay, lực học của học sinh ở các trường THPT huyện Thọ Xuân chưa ngang bằng với học sinh các trường THPT khu vực thành phố Thanh Hoá thì công tác hướng nghiệp lại càng quan trọng đối với những học sinh, đặc biệt là học sinh khối cuối cấp chuẩn bị thi tuyển sinh vào các trường ĐH-CĐ. Hoạt động lao động - hướng nghiệp được 65% học sinh và 60% phụ huynh ủng hộ.
2.2.2.2. Hoạt động xã hội - chính trị
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động xã hội - chính trị
TT Đối tượng khảo sát Số ý kiến Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ quản lý 17 6 35,3 8 47,0 3 17,6 0 2 Cán bộ Đoàn 17 4 23,5 7 41,2 6 35,2 0 3 Tổ trưởng 34 8 23,5 13 38,3 13 38,3 0 4 Giáo viên 100 25 25,0 40 40,0 35 35,0 0 ∑ Tổng hợp chung 168 43 25,3 68 40,8 57 33,9 0
Từ bảng số liệu trên cho thấy khoảng hơn 66% các đối tượng đánh giá tốt và khá hoạt động trên, gần 34% các đối tượng đánh giá trung bình. Nhìn chung hình thức hoạt động ở các trường rất đa dạng, phong phú. Nhiều hình thức hoạt động sáng tạo phù hợp với điều kiện của đơn vị. Song qua trao đổi cán bộ quản lý, các tổ
trưởng, cán bộ phụ trách Đoàn - Đội chúng tôi được biết: Có nhiều lúc hoạt động chuyên môn của ngành và các hoạt động phong trào của các Ban, Ngành, Huyện Đoàn, dồn dập trùng thời điểm, gây căng thẳng cho thầy và trò, hạn chế nhiều đến chất lượng của các hoạt động. Thêm vào đó, dù đã được tập huấn, bồi dưỡng song vẫn còn một bộ phận giáo viên có cách nhìn riêng đối với hoạt động này, họ cho đó là hoạt động của Đoàn nên không mặn mà, hưởng ứng qua loa, chiếu lệ. Một số khác cho rằng, chương trình quá nặng tập trung vào hoạt động dạy - học để đáp ứng các chỉ tiêu về trí dục là đã quá vất vả rồi nên khó thể thực hiện tốt các hoạt động xã hội - chính trị. Muốn thực hiện tốt hoạt động này các cơ quan quản lý cấp trên cần có những giải pháp giảm tải thật sự chương trình các bộ môn văn hóa đồng thời cần có những biện pháp tác động để xã hội đừng nhìn chất lượng giáo dục của nhà trường chỉ bằng những chỉ tiêu trí dục, bằng số học sinh giỏi hay số học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng… Có 51% học sinh và 45% phụ huynh được hỏi ủng hộ cho hoạt động này nhưng các em chỉ thích những hoạt động: Hội trại, văn nghệ, các buổi sinh hoạt ngoài trời và ngại ngần khi phải sưu tầm tư liệu, học bài để trả lời các câu hỏi trong các cuộc thi, các buổi sinh hoạt chủ đề, chủ điểm, nghe báo cáo… Bên cạnh đó, các em cũng cho biết: bố mẹ chỉ muốn các em tập trung vào việc học các môn: Toàn, Lý, Hoá, Ngoại Ngữ hoặc Văn, Sử, Địa, để thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, không cần dành nhiều thời gian sưu tầm tài liệu, tập luyện, thao dượt và chuẩn bị cho hoạt động xã hội - chính trị. Ta thấy tâm lý khoa cử: học để đi thi, học để đỗ đạt vẫn ngự trị trong suy nghĩ của không ít phụ huynh và giáo viên đồng thời cũng bộc lộ những khiếm khuyết về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và khả năng tổ chức hoạt động của nhà trường khi thực hiện hoạt động xã hội - chính trị. Ngoài ra cũng phải kể đến việc sắp xếp, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa hợp lý đã tạo ra tình trạng quá tải, gây tâm lý căng thẳng cho thầy và trò.
2.2.2.3. Hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao
TT Đối tượng khảo sát Số ý kiến Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ quản lý 17 14 82,3 3 17,7 0 0 0 2 Cán bộ Đoàn 17 12 70,6 5 29,4 0 0 0 3 Tổ trưởng 34 24 70,6 10 29,4 0 0 0 4 Giáo viên 100 45 45,0 47 47,0 8 8,0 0 ∑ Tổng hợp chung 168 95 56,5 65 38,7 8 4,8 0
Từ bảng số liệu trên (bảng 2.7) cho thấy 95,2% cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, tổ trưởng, giáo viên đánh giá tốt và khá hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể dục -
thể thao. Thực hiện hoạt động này rất thuận lợi, nó gắn với hoạt động giáo dục tri thức và vui chơi (thi đố em, hội thi tài năng các môn văn hóa, văn nghệ, thể thao…), góp phần bồi dưỡng cho học sinh động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú học tập, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, đồng thời tạo không khí tươi vui, sôi nổi, lôi cuốn được số đông học sinh (hội thi học sinh thanh lịch, người dẫn chương trình xuất sắc của lớp em, hội khỏe Phù Đổng…) nên được hầu hết các đối tượng ủng hộ.
2.2.2.4. Hoạt động vui chơi, tham quan du lịch
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động vui chơi, tham quan du lịch
TT Đối tượng khảo sát Số ý kiến Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ quản lý 17 14 82,3 3 17,7 0 0 0 2 Cán bộ Đoàn 17 13 76,5 4 23,5 0 0 0 3 Tổ trưởng 34 24 70,6 10 29,4 0 0 0 4 Giáo viên 100 43 43,0 41 41,0 16 16,0 0 ∑ Tổng hợp chung 168 95 56,5 58 34,5 15 9,0 0
Từ kết quả bảng số liệu (bảng 2.8) cho thấy có 100% cán bộ quản lý, cán bộ
Đoàn, tổ trưởng và hơn 84% giáo viên đánh giá tốt và khá hoạt động vui chơi, tham quan du lịch. Hoạt động này cũng được 72% học sinh và 67,5% phụ huynh ủng hộ. Có 16% giáo viên đánh giá trung bình, theo nhận định của cán bộ quản lý: nhiều giáo viên chủ nhiệm do đã lớn tuổi nên rất ngại tổ chức các trò chơi tập thể phù hợp với lứa tuổi các em. Bên cạnh đó, một số thầy cô tuy có quan tâm nhưng chưa đầu tư đúng mức, cách tổ chức đơn điệu, thiếu đổi mới nên hoạt động thiếu sức hấp dẫn, tạo ra sự nhàm chán cho cả thầy và trò. Việc tham quan du lịch tuy được số đông học sinh ủng hộ nhưng đòi hỏi về vấn đề kinh phí nên cũng gây ít nhiều trở ngại cho hoạt động.
Nhận xét chung: hoạt động nào được thầy cô quan tâm, chăm chút và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh sẽ được các em tích cực tham gia và đạt kết quả cao hơn. Hoạt động được đánh giá có kết quả tốt nhất và học sinh ưa chuộng nhất là hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao; đứng thứ nhì là hoạt động vui chơi, tham quan du lịch; tiếp theo là hoạt động lao động - hướng
nghiệp và hoạt động xã hội - chính trị. Hoạt động xã hội - chính trị đạt tỷ lệ ủng hộ thấp nhất. Tỷ lệ này cho ta thấy đây là dạng hoạt động khó tiếp cận với học sinh hơn các hoạt động khác. Vì vậy đòi hỏi sự đầu tư và nỗ lực của nhà trường nhiều hơn nữa.