Tổ chức Đoàn giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt dộng GDNGLL của nhà trường. Qua khảo sát cho thấy sự tham gia của tổ chức Đoàn thanh niên trong tổ chức các hoạt động GDNGLL được đánh giá rất cao (82,7%). Hoạt động GDNGLL cũng chỉ thu hút được sự tham gia của 83,1% học sinh. Như vậy, vẫn còn một bộ phận học sinh cho rằng hoạt động GDNGLL có cũng được, không cũng được. Khi được hỏi nguyên nhân các em trả lời do bận học nhiều, sợ mất thời gian, gia đình cho các em học nhạc, đi bơi, du lịch vào lúc rảnh rỗi, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động em không thích…
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cáctrường THPT Thọ Xuân, tỉnh Thanh hoá trường THPT Thọ Xuân, tỉnh Thanh hoá
2.3.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường
Thông thường lập kế hoạch là một nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu trước khi thực hiện bất kỳ công việc gì của mỗi tập thể cá nhân. Chẳng thế mà người ta ví, làm việc gì mà không có kế hoạch chẳng khác gì đi trong đêm tối không có ánh
sáng. Trong hoạt động giáo dục của nhà trường cũng vậy. Việc lập kế hoạch là nhiệm vụ đầu tiên của CBQL cũng như toàn thể cán bộ giáo viên trong toàn trường trước mỗi năm học mới: BGH có kế hoạch toàn trường dựa trên kế hoạch đã được các tổ, nhóm, cá nhân giáo viên xây dựng, góp ý mà thành. Hoạt động GDNGLL cũng là một hoạt động trong tổng thể các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Vậy việc lập và thực hiện kế hoạch đã được các nhà trường thực hiện như thế nào. Qua khảo sát CBQL, giáo viên chúng tôi nhận thấy kết quả sau:
Bảng 2.11. Ý kiến của CBQL về thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL.
Các loại kế hoạch tổ chức
Ý kiến của CBQL
Thường xuyên Không thường xuyên
SL % SL %
Kế hoạch năm học 17 100 0 0
Kế hoạch học kỳ 0 0 0 0
Kế hoạch theo tháng, theo chủ đề 17 100 0 0
Kế hoạch theo tuần 0 0 0 0
Qua bảng số liêu (2.11) ta thấy rằng việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL ở các trường THPT một cách thường xuyên có 100% CBQL cho rằng việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL theo năm học, 100% thực hiện theo tháng, theo chủ đề. Còn việc thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ và theo tuần thì không thực hiện.
- Khảo sát về các bước xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL.
Khi nhận nhiệm vụ năm học học, các trường đều bám vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, để xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cho trường mình, từ năm học 2006-2007 môn hoạt động GDNGLL, môn hoạt động hướng nghiệp được đưa vào chương chương trình bắt buộc giảng dạy ở các
nhà trường THPT. Vì vậy, tổ chức và xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL đã được tiến hành và thực hiện.
Bước một: Về thành lập nhóm xây dựng kế hoạch: Để xây dựng được kế hoạch hoạt động GDNGLL, trường BGH nhà trường phải ra quyết định thành lập nhóm xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL (hay ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL). Trong đó có một đồng chí trong BGH làm trưởng nhóm (trưởng ban), Bí thư Đoàn TN và một vài giáo viên có kinh nghiệm.
Bước hai: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch. Đây là bước quan trọng để xây dựng được kế hoạch cho hoạt động GDNGLL, thì nhóm xây dựng kế hoạch phải chuẩn bị đầy các điều kiện để xây dựng kế hoạch, như phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học của nhà trường, của Sở, của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào phương hướng, nộ dung, khung phân phối chương trình của hoạt động GDNGLL. Căn cứ vào các văn bản có liên quan đến tổ chức chỉ đạo hoạt động GDNGLL của các cấp.
Bước ba: Xây dựng kế hoạch sơ bộ. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL, nhóm xây dựng kế hoạch phải xác định được mục đích, yêu cầu của từng chủ điểm hoạt động GDNGLL ở các trường THPT, xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả năm học. Thông qua chương trình hoạt động của hoạt động GDNGLL trước hội đồng giáo dục nhà trường lấy ý kiến cuối cùng trước ban hành thực hiện.
Bước bốn: Xây dựng kế hoạch chính thức. Sau khi thống nhất kế hoạch sơ bộ, nhóm xây dựng kế hoạch tiếp bám sát vào khung phân chương trình và các chủ điểm hoạt động từng tháng, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng tháng, tuần, cho từng khối, lớp học. Cuối cùng trình lãnh đạo phê duyệt và ban hành kế hoạch hoạt động GDNGLL cho cả năm.
Như vậy trên cơ sở khảo sát các bước xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL, ở các trường THPT huyện Thọ Xuân đã tiến hành lập kế hoạch hoạt GDNGLL và đã ban hành thực hiện.
2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường
Để tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL, tất cả các trường đều phải tổ chức thành lập Ban chỉ đạo. Bao gồm: Trưởng ban là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng; bí thư đoàn trường và một vài giáo viên có kinh nghiệm.
Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL giúp hiệu trưởng xây dựng chương và kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình đó.
Vì vậy chúng tôi đã lấy ý kiến từ CBQL và viên về việc thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL. Kết quả như sau:
Bảng số 2.12. Đánh giá của CBQL, giáo viên về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDNGLL
TT Nội dung khảo sát
Mức độ thường xuyên (%) Mức độ chất lượng (%) TX TT Không TX T Kh TB Yếu 1 Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL 88.1 11.9 0 55,3 29 5.7 0 2
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, các tổ chức (Đoàn, lớp) 95 5 0 88 10 2 0 3 Cụ thể hóa kế hoạch hoạt động GDNGLL 68 32 0 46 38 18 0 4 Ban hành các quy định về hoạt động GDNGLL 24 25 51 21 23 45 11 5 Đảm bảo các điều kiện cần thiết về CSVC, tài chính, nhân lực cho hoạt động GDNGLL
32 32 36 22 26 45 7
6 Xây dựng tiêu chí
đánh giá 13 35 52 18 21 34 27
Ghi chú: (TX = Thường Xuyên; TT = Thỉnh thoảng; Không TX = Không thường xuyên; T = Tốt; Kh = Khá; TB = Trung Bình)
Qua bảng số liệu ta thấy hơn 100% số trường trên địa bàn huyện đã thành lập ban chỉ đạo một cách thường xuyên đồng nghĩa với việc hơn 100% số trường thực
hiện biện pháp quản lí để đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động GDNGLL có chất lượng.
Qua tiếp xúc và trao đổi với các đối tượng nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng: Nguyên nhân cơ bản nhất mà chất lượng HĐNGLL chưa cao ở đây là các nhà trường mà trực tiếp là đồng chí Hiệu trưởng chưa nhận thức được nhiệm vụ và vai trò quan trọng của Ban chỉ đạo đối với việc quản lí hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDNGLL nói riêng. Ở một số trường chỉ cử một đồng chí Phó hiệu trưởng hoặc một cán bộ Đoàn phụ trách mảng hoạt động này, điều này hoàn toàn không hợp lí và đúng với yêu cầu đặt ra.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo và cụ thể hóa kế hoạch hoạt động được các trường quan tâm thực hiện tương đối tốt (95%). Việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo đã được thực hiện một cách nghiêm túc, bằng việc ban hành quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban chỉ đạo, từ đó việc cụ thể hóa kế hoạch hoạt động đã được các nhà trường thực hiện tương đối tốt, biểu hiện chất lượng hoạt động đạt tỉ lệ khá tốt trên 80%. Tuy nhiên còn hơn 20 % ý kiến cho rằng các nội dung này thực hiện không thường xuyên, đây là nguyên nhân dẫn tới việc tổ chức thực hiện các hoạt động này chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
Việc đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực cho tổ chức hoạt động GDNGLL. Thực tế cho thấy rằng ở các trường THPT hiện nay điều kiện cơ sở vật chất, tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động GDNGLL, ở các nhà trường chỉ đầu tư cho việc học văn hóa, còn các điều kiện để đầu tư cho hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động GDNGLL.
Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá các hoạt động GDNGLL. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL ở các trường THPT, vì nếu có
các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh hoạt động này giúp cho ban chỉ đạo rút kinh nghiệm tổ chức, và bổ sung thường xuyên các kế hoạch. Nhưng trong thực tế hiện nay ở các trường THPT thực chất là chưa có tiêu chuẩn, tiêu chí đánh cụ thể hoạt động GDNGLL, mà mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá chung chung các hoạt động này thông qua giáo viên chủ nhiệm, các hoạt động của Đoàn thanh niên, vì vậy có thể khẳng định được việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh ở các trường THPT đạt mức trung bình, thậm chí yếu.
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chỉ đạo thực hiện hoạt động GDNGLL bao gồm: chỉ đạo việc thực hiện chương trình, chỉ đạo việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL; chỉ đạo chuẩn bị các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và năng lực cho đội ngũ GV về hoạt động GDNGLL...
2.3.3.1. Về công tác chỉ đạo
Bảng số 2.13. Đánh giá của CBQL, giáo viên, Đoàn TN trong công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL
Nội dung khảo sát Tốt Mức độ đánh giá (%)Khá TB Yếu
1 Chỉ đạo thực hiện chương trình
phần bắt buộc 65 18 17 0
2 Chỉ đạo thực hiện chương trình
phần tự chọn 29 21 45 5
3 Chỉ đạo vận dụng các PP, hình
thức tổ chức hoạt động GDNGLL 22 32 36 10
4 Chỉ đạo chuẩn bị các PT, điều kiện
phục vụ cho hoạt động GDNGLL 20 41 31 8
5 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực
Qua bảng số liệu (2.13) ta thấy rằng công tác chỉ đạo thực hiện chương trình phần bắt buộc được đánh giá khá tốt 83%, điều này khẳng định được ở các nhà trường THPT đã quan tâm đến việc thực hiện tổ chức hoạt động GDNGLL, phù hợp công tác chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về việc thực công tác này. Bên cạnh đó công tác chỉ thực hiện chương trình phần tự chọn còn thấp. Phần lớn ý kiến đánh giá ở mức trung bình và và khá, thực tế đánh giá kết quả như vậy cũng đúng với yếu tố khách quan, vì phần tự chọn của chương trình lại được thực hiện vào trong thời gian hè, học sinh và giáo viên nghỉ hè, nên nhân lực tham hoạt động này không đông đảo chỉ một số bộ phận thanh niên, đoàn viên xung kích tham gia.
Biện pháp chỉ đạo vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chưc hoạt động GDNGLL củng được đánh giá ở mức trung bình (45%) và khá (21%). Trong thực tế nội dung hoạt động và hình thức hoạt động của hoạt động GDNGLL rất phong phú và đa dạng, nên trong công chỉ đạo vận các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động này còn nhiều bất cập, vì lực lượng tham tổ chức hoạt động này chủ yếu thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo qua trường lớp, nên việc vận dụng các phương pháp còn rất hạn chế.
Trong công tác chỉ vận dụng các phương tiện, điều kiện phục vụ cho hoạt động GDNGLL phần lớn ý đánh giá trung bình (31%) và khá (41%). Và một bộ phận đánh giá yếu (8%), điều này đẫ phản ánh đúng thực tế ở các trường THPT hiện nay, việc đầu tư CSVC và các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục GDNGLL.
Biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong công tac tổ chức các hoạt động GDNGLL còn thấp. Phần lớn các ý kiến đánh giá mức độ thực hiện ở mức TB và khá. Trong thực tế, các nhà trường đã thực hiện biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nhưng chủ yếu dừng lại ở các hoạt động duy trì nề nếp, kỷ luật, thực hiện nội qui nhà trường; nhắc nhở học sinh trong việc học tập và rèn luyện. Nội dung hoạt động sơ sài và gây tâm trạng nhàm chán ở học sinh. Để khắc phục hạn chế
trên, các nhà trường cần có sự điều chỉnh kịp thời nội dung sinh hoạt cuối tuần của giáo viên chủ nhiệm, làm phong phú hơn nội dung và đa dạng về hình thức tổ chức để thu hút học sinh đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động.
2.3.3.2.Về các biện pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng số 2.14: Đánh giá các biện pháp bồi dưỡng về hoạt động GDNGLL.
Mức độ Các trường
Tốt % Khá % TB% Yếu %
CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV
THPT 14,4 11,3 16,7 18,1 54,6 44,4 14,3 16,2
Qua bảng số liệu khảo sát cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, kỹ năng cho giáo viên về hoạt động GDNGLL ở các nhà trường THPT Huyện Thọ Xuân chỉ dừng lại ở mức trung bình (chiếm hơn 50%). Điều này chứng tỏ một số Hiệu trưởng nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ này. Mặc dù hàng năm Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán các trường nhưng khi về đến cơ sở, còn nhiều nhà trường chưa tổ chức triển khai hoặc có tổ chức cũng mang tính chiếu lệ, không hiệu quả. Vì thế có tình trạng nhiều giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn coi hoạt động GDNGLL chỉ là một hoạt động vui chơi giải trí vô bổ, từ đó có hành vi cấm đoán, ngăn cản học sinh lớp mình tham gia các hoạt động mà các em yêu thích, kìm hãm sự phát triển năng khiếu bẩm sinh và quyền được vui chơi của lứa tuổi học trò, sử dụng phương pháp giáo dục bảo thủ là truyền đạt một phía, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động GDNGLL (như hoạt động ngoại khoá...).
2.3.3.3. Về công tác tuyên truyền của Hiệu trưởng đối với phụ huynh học sinh về hoạt động ngoài giờ lên lớp
Bảng số 2.15: Đánh giá về công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh
Mức độ Trường
Tốt % Khá % TB% Yếu %
THPT 6,1 5,5 17,3 18,1 65,45 62,7 11,1 13,7 Từ bảng khảo sát ta thấy sự tuyên truyền của Hiệu trưởng đến phụ huynh học sinh về hoạt động GDNGLL ở mức trung bình và yếu chiếm gần 80%. Điều này chứng tỏ, hiệu trưởng các nhà trường chưa đánh giá đúng sự tác động to lớn của hội phụ huynh học sinh đến việc tổ chức các hoat động GDNGLL. Chính vì vậy, các nhà trường cần làm tốt biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh học sinh làm cho họ thấy rõ ý nghĩa to lớn của hoạt động GDNGLL đối với sự hoàn thiện nhân cách cho con em mình, từ đó kêu gọi sự hỗ trợ của phụ huynh cho công tác tổ chức các hoạt động GDNGLL bổ ích cho học sinh.
2.3.3.4. Thực trạng sự phối hợp, hỗ trợ của nhà trường với Đoàn Thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Qua khảo sát chúng tôi đã thu được kết quả về sự phối kết hợp giữa nhà trường và Đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động GDNGLL ở các trường THPT trên địa bàn huyện như sau:
Bảng số 2.16: Đánh giá của CBQL, cán bộ Đoàn về công tác hỗ trợ hoạt động GDNGLL
Đối tượng Tốt % Khá % TB% Yếu %
CBQL 69,3 27,4 3,3 -
CB Đoàn 65,7 20,1 4,2 -
Từ bảng số liệu khảo sát chúng ta dễ dàng nhận thấy các trường có sự phối kết hợp rất tốt và hỗ trợ Đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động