1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch. Kế hoạch hoạt động GDNGLL được xây dựng trên cơ sở kế hoạch năm học chung của nhà trường, trong quan hệ tương hỗ với các kế hoạch hoạt động khác như: kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh, kế hoạch lao động - hướng nghiệp, kế hoạch cơ sở vật chất, Chương trình hoạt động năm của Đoàn…
Kế hoạch hoạt động GDNGLL được xây dựng trên cơ sở chương trình các môn học, các chủ trương công tác trọng tâm và nhiệm vụ chính trị - xã hội tại địa phương, các chủ đề, chủ điểm sinh họat. Bên cạnh đó, phải căn cứ vào khả năng của đội ngũ sư phạm và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng như điều kiện và khả năng tham gia của học sinh. Lập kế hoạch cần tham khảo kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm học trước, những yếu tố mới xuất hiện để xác định yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, định chỉ tiêu phấn đấu một cách phù hợp. Khi xây dựng kế hoạch cần chọn lọc kỹ nội dung các hoạt động, nêu yêu cầu giáo dục rõ ràng, xác định chủ đề, chủ điểm, các hoạt động trong từng thời gian cụ thể và nên khéo léo kết hợp các hình thức và nội dung sinh hoạt với nhau để các hoạt động không bị chồng chéo dễ gây căng thẳng hoặc nhàm chán.
Tổ chức là quá trình xây dựng cơ cấu, xác định các bộ phận cần có, thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận, xác lập chức năng quyền hạn của từng bộ phận, xây dựng quy chế hoạt động nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ được giao. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết của học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, rèn luyện các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THPT, bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các họat động tập thể và hoạt động xã hội… hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện. Để thực hiện điều đó, cần:
- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo Thông Tư số 32/TT ngày 15/10/1988 của Bộ Giáo dục và Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Mỗi trường thành lập Ban chỉ đạo (hay điều hành) các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng (hay Phó Hiệu trưởng) với sự tham gia của Bí thư Đoàn trường và một số giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phụ trách các hoạt động.
- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
+ Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình kế họach đó;
+ Tổ chức thực hiện những họat động lớn, quy mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ở ngoài nhà trường trong các hoạt động;
+ Tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn, lớp tiến hành các hoạt động ở đơn vị mình đạt hiệu quả;
+ Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục của hoạt động GDNGLL.
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết để hoạt động GDNGLL thực hiện đúng kế hoạch.
Chỉ đạo là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chỉ đạo thực hiện hoạt đông GDNGLL bao gồm: - Chỉ đạo việc thực hiện chương trình;
- Chỉ đạo việc vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL; - Chỉ đạo việc thiết kế quy trình thực hiện các hoạt động; chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động.
- Chỉ đạo việc thực hiện chương trình: Phân phối chương trình THPT hoạt động GDNGLL ban hành kèm công văn số 7608/ BGDĐT - GDTrH ngày 31 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khung phân phối chương trình THPT năm học 2009 - 2010. Cấu tạo chương trình gồm hai phần: phần bắt buộc và phần tự chọn.
+ Phần bắt buộc: Yêu cầu mỗi nhà trường đều phải tổ chức, tất cả học sinh phải tham gia, được coi là một trong những nội dung đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh và đánh giá thi đua tập thể lớp. Chương trình của phần bắt buộc được xây dựng thành các chủ điểm giáo dục phát triển từ thấp đến cao theo từng khối lớp 10, 11, 12. Mỗi chủ điểm giáo dục gắn với một ngày kỷ niệm lịch sử trong tháng và với nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm giáo dục trong năm học. Cụ thể:
Bảng 1.1: Phân phối chương trình trung phổ thông lớp 10, 11, 12.
Trong năm học: 18 tiết, trong thời gian hè: 6 tiết
Chủ điểm tháng 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. 2 tiết
Chủ điểm tháng 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. 2 tiết Chủ điểm tháng 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn
sư trọng đạo. 2 tiết
Chủ điểm tháng 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. 2 tiết
dân tộc
Chủ điểm tháng 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng 2 tiết Chủ điểm tháng 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp 2 tiết Chủ điểm tháng 4 Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác 2 tiết
Chủ điểm tháng 5 Thanh niên với Bác Hồ 2 tiết
Thời gian trong hè
Chủ điểm hoạt động hè
Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
6 tiết
Trong mỗi chủ điểm của từng tháng, sách giáo khoa cũng nêu gợi ý nội dung và hình thức hoạt động. Ví dụ: Ở lớp 10, chủ điểm tháng 11 “Tôn sư trọng đạo”, các nội dung và hình thức hoạt động được gợi ý là: lễ đăng ký “Tuần học tốt, tháng học tốt”; Thảo luận về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”; Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11.
+ Phần tự chọn: được bố trí trong chương trình giúp nhà trường có thêm những hình thức hoạt động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện của nhà trường, đồng thời cũng giúp nhà trường mở rộng thêm các hình thức hoạt động mang tính sáng tạo, tính địa phương, tính thời sự… Chương trình tự chọn gồm các nội dung thuộc lĩnh vực học tập, văn hóa, khoa học liên quan đến các môn học, các hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động “Tình nguyện”...Hoạt động tự chọn giúp các em tích lũy thêm kinh nghiệm hoạt động cho bản thân, phát triển tư duy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp với mọi người, với công việc, với môi trường. Một số hình thức hoạt động tự chọn là Câu lạc bộ theo từng chuyên đề, các hoạt động vui chơi và trò chơi.
- Chỉ đạo vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL: phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THPT rất đa dạng và phong phú. Ở đây có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ
sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động đã chọn. Có thể giới thiệu một số phương pháp cơ bản: Phương pháp thảo luận, phương pháp sắm vai, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp trò chơi, phương pháp câu lạc bộ, phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu, phương pháp hội thi, phương pháp diễn đàn. Trong một hoạt động có thể đan xen sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả mong muốn.
- Chỉ đạo về phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động: hoạt động GDNGLL được tổ chức với tinh thần phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh với tư cách là chủ thể hoạt động. Một mặt nhà trường động viên khuyến khích, học sinh tìm tòi tự tạo ra những trang - thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động; mặt khác, cần có cơ sở vật chất trang - thiết bị cần thiết để tổ chức hoạt động. Các phương tiện, trang - thiết bị, cơ sở vật chất có thể là: Sân chơi, hội trường, phòng truyền thống, phòng thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn, thư viện; Tài liệu tham khảo, sách báo; Giấy khổ to, giấy màu, bút màu, các bảng biểu sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh có liên quan đến chủ điểm giáo dục, băng ghi âm, băng hình; các loại phương tiện như: Video, Projector, overhead, Laptop, máy chiếu phim; đàn, trống, dụng cụ âm thanh, loa, đài, tăng âm, micro, các dụng cụ để vui chơi giải trí; dụng cụ thể dục - thể thao, đồ dùng dành cho cắm trại, tham quan; nhà thiếu nhi, câu lạc bộ thể dục thể thao, rạp hát, bảo tàng, phòng triển lãm, di tích lịch sử, nhà máy, danh lam thắng cảnh.
Tùy theo yêu cầu của mỗi chủ điểm, của từng hoạt động mà sử dụng cơ sở vật chất, trang - thiết bị cho phù hợp, tránh lãng phí hoặc sử dụng chúng một cách hình thức.
1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Kiểm tra là xem xét, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, các cá nhân liên quan đến hoạt động nhằm đánh giá kết quả đạt được, phát huy nhân tố tích cực, phát hiện ngăn ngừa tiêu cực, giúp đỡ các đối tượng hoàn thành tốt nhiệm
vụ. Kiểm tra là khâu không thể thiếu trong quản lý. Trong quá trình tổ chức các hoạt động GDNGLL người quản lý kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện dựa trên kế hoạch và qua kết quả đạt được. Kiểm tra việc làm cụ thể của từng thành viên, giáo viên, học sinh. Có thể kiểm tra bằng nhiều cách: Dự các hoạt động, quan sát, trao đổi, xem xét hồ sơ, sổ sách…Sau khi kiểm tra cần rút kinh nghiệm hoạt động, uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và theo dõi việc sửa chữa. Biểu dương những cá nhân hoặc tập thể đạt được nhiều thành tích và có nhiều thu hoạch tốt.
Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh tập trung vào ba yêu cầu: nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm thái độ hứng thú của học sinh. Họat động của học sinh phải được đánh giá kịp thời, công khai, khách quan để góp phần động viên, kích thích hứng thú và tính tích cực hoạt động của các em. Có 4 mức độ đánh giá kết quả hoạt động của học sinh: Tốt, khá, trung bình, yếu. Có nhiều hình thức đánh giá nhưng cần đánh giá theo quy trình đã định: Học sinh tự đánh giá; tổ học sinh đánh giá xếp loại các thành viên của tổ mình; giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại sau cùng. Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông qua các bài thu hoạch, qua các sản phẩm hoạt động, bằng cách cho điểm, qua nhận xét của cá nhân và tập thể, trao giấy chứng nhận, là căn cứ để đánh giá xếp loại hạnh kiểm. Các hoạt động phong trào thường kết thúc bằng việc xếp hạng thi đua và phát thưởng cho các cá nhân, tập thể xuất sắc .