Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 93 - 114)

552. 3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.4. Kết luận chương 3

Trong chương 3 chúng tôi đã xác định được các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động này, như sau:

- Nâng cao nhận thức về hoạt động GDNGLL và quản lý hoạt động này; - Đổi mới công tác quản lý hoạt động GDNGLL;

- Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động GDNGLL cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ đoàn;

- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL; - Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác hoạt động GDNGLL;

- Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời.

Những giải pháp trên được 100% đối tượng khảo sát đồng ý về sự cần thiết và tính khả thi. Sự nhất trí này cũng cho thấy các giải pháp trên phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của các trường THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Qua nghiên cứu lý luận, chúng tôi đã làm rõ được các khái niệm cơ bản

và đã trình bày được nội dung QL hoạt động GDNGLL trong trường phổ thông, làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng QL công tác GDNGLL ở các trường THPT huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

1.2. Qua nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đã

- Nắm được tình hình trường lớp, số lượng, chất lượng đội ngũ QL, thầy cô giáo và HS, CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập nói chung và công tác quản lý hoạt động GDNGLL nói riêng của các trường THPT huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.

- Thấy được thực trạng QL hoạt động GDNGLL ở các trường THPT huyện Thọ Xuân hiện nay còn nhiều hạn chế. Các trường THPT ở huyện Thọ Xuân đã có tổ chức hoạt động GDNGLL cho HS nhưng còn mang tính hình thức, các hoạt động còn đơn điệu chưa thực sự lôi cuốn hết các em HS. Chưa chú ý đến việc giáo dục các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng định hướng ... cho HS.

1.3. Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng chúng tôi đã đề xuất 7 giải pháp

nâng cao chất lượng hoạt đông GDNGLL ở các trường THPT huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đó là:

- Nâng cao nhận thức về hoạt động GDNGLL và quản lý hoạt động này; - Đổi mới công tác quản lý hoạt động GDNGLL;

- Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động GDNGLL cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ đoàn;

- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL; - Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác hoạt động GDNGLL;

-Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt độngGDNGLL; - Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời.

1.4. Các giải pháp này đã được chúng tôi kiểm chứng bằng các ý kiến của

các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi. Sau khi xử lý số liệu, kết quả cho thấy chúng đều mang tính cần thiết và tính khả thi cao.

Như vậy mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết, giả thuyết khoa học đã được chứng minh. Đề tài đã hoàn thành.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hiện nay trong nhà trường THPT học sinh được học và được giáo dục

theo một chương trình toàn diện, nhưng chế độ đánh giá nhà trường, đánh giá học sinh và chế độ thi tuyển hiện nay khiến các trường chỉ tập trung chuyên sâu về hoạt động dạy trên lớp, ít quan tâm đến hoạt động GDNGLL, do đó Bộ GD&ĐT cần cải tiến lại cách đánh giá nhà trường, đánh giá học sinh và chế độ thi tuyển.

- Cần nghiên cứu lại thời lượng và hình thức phương pháp tổ chức, kinh phí dành cho hoạt động GDNGLL, bằng các văn bản cụ thể. đưa hoạt động GDNGLL vào tiêu chí thi đua của ngành, của trường.

- Có những giải pháp thúc đẩy tiến độ đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, những việc vừa nêu phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.

- Bộ GD&ĐT cần có kế hoạch với Bộ tài chính tăng cường nguồn ngân sách chi cho hoạt động GDNGLL vào tổng ngân sách chi cho hoạt động giáo dục ở các nhà trường. Có chế độ đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường ở những vùng khó khăn để có điều kiện tổ chức các hoạt động GDNGLL cho học sinh. Có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên đang công tác tại các trường vùng kinh tế khó khăn để họ yên tâm công tác.

- Hàng năm Sở GD&ĐT cần duy trì và tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, GV trong đó chú ý nhiều đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL.

- Trong quá trình kiểm tra đánh giá toàn diện trường THPT, bên cạnh việc đi sâu vào thanh tra hoạt động trên lớp, cần đi sâu vào thanh tra quản lý và tổ chức hoạt động GDNGLL của các trường, điều này giúp các trường có sự quan tâm nhiều hơn tới quản lý tổ chức hoạt động GDNGLL.

- Hàng năm nên tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động GDNGLL của các trường, tổ chức báo cáo kinh nghiệm của các trường tổ chức tốt hoạt động này cho các trường khác học tập kinh nghiệm.

- Có chế độ khen thưởng xứng đáng cho các trường, các Hiệu trưởng đã tổ chức tốt hoạt động GDNGLL.

2.3. Với UBND huyện Thọ Xuân, phòng GD&ĐT huyện Thọ Xuân

- Tạo điều kiện và thường xuyên tổ chức các hội thi mang tính giao lưu các trường. - Xây dựng một chương trình thông tin hoạt động GDNGLL và thường xuyên phát trên hệ thống truyền tin của huyện, xã.

2.4. Đối với các nhà trường

Trong công tác quản lý nhà trường, Hiệu trưởng cần phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động GDNGLL trong quá trình giáo dục của nhà trường. Từ đó có kế hoạch đầu tư thích đáng cho công tác tổ chức hoạt động GDNGLL (cả về nhân lực, thời gian và tài chính) .

Bên cạnh đó cần tăng cường hoạt động giao lưu với các đơn vị bạn đóng trên địa bàn để có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nhiệm tổ chức hoạt động GDNGLL. Phối hợp và tận dụng sự ủng hộ của chính quyền địa phương tổ chức tốt các buổi ngoại khoá, các diễn đàn, du lịch về nguồn...Từ đó củng cố kiến thức thực tiễn cho GV và HS.

Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động GDNGLL; Đưa kết quả hoạt động GDNGLL vào tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá viên chức của đơn vị; Biểu dương khen thưởng, xử lý kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Phân phối chương trình THCS hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, (ban hành kèm công văn 7608/BGDĐT - GDTrH về khung phân phối chương trình THCS, THPT năm học 2009 - 2010). 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011) Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT .NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, (ban hành kèm Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/20007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Sách giáo viên, NXB Giáo dục.

7. Các hoạt động quản lý giáo dục, người cán bộ quản lý trường THPT và các chuyên đề chuyên biệt.(Học viện quản lý giáo dục) (2009)

8. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, (ban hành kèm Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ).

9. Đảng CSVN, Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, Hà Nội. 10. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá-huyện uỷ Thọ Xuân, Báo cáo chính trị...tại đại hội đại biểu đảng bộ huyệ lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010-2015

11. Phạm Minh Hạc (1999), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đặng Vũ Hoạt (1999), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở, NXB Giáo dục.

13. T.A.Ilina (1978), Giáo dục học tập 3, NXB Giáo dục.

14. J.A Kômenxki (1991), Thiên đường của trái tim, NXB Ngoại văn. 15. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Hà Nội.

16. Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006.

17. A.N.Lêonchiep (1989), Hoạt động, ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục. 18. A.S. Macarencô (1984), Tuyển tập các tác phẩm sư phạm tập 1, NXB Giáo dục.

19. Hồ Chí Minh toàn tập (1990), NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

20. Nguyễn Dục Quang - Lê Thanh Sử (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Trung học cơ sở, NXB Giáo dục.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Dạy học - con đường hình thành nhân cách, trường CBQLGD Hà Nội, Hà Nội.

22. UBND tỉnh Thanh Hoá, (2006), Quy hoạch phát triển Giáo dục- Đào tạo tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.

23. UBND huyện Thọ Xuân, (2007), Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thọ Xuân đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.

24. Trần Xuân Sinh 2006), Lý thuyết hệ thống trong quản lý giáo dục, Bài giảng cho Cao học ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học Vinh.

25. Trần Quốc Thành, (2003), Khoa học quản lý đại cương, Đề cương bài giảng. Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội

26. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.

27. Nguyễn Thị Tính (Hà Nội 2010) Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Dự án phát triển giáo viên THPT và THCN).

hành kèm Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ).

29. I.Xmarienco (1980), Tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổ thông, Tủ sách trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ - Bộ Giáo dục - Thành phố Hồ Chí Minh. 30. WWW.chungta.com.vn. 31. WWW.ngoaigiolenlop.com. 32. WWW.moet.gov.vn. 33. WWW.google.com.vn. 34. WW.thanhhoa.gov.vn.

Phụ lục 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ

VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Kính gửi: Các thầy cô

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về vấn đề hoạt động GDNGLL cho học sinh THPT, kính mong các thầy (cô) vui lòng ghi một số thông tin và trả lời câu hỏi, bằng cách đánh dấu (x) và ghi câu trả lời vào ô hoặc cột lựa chon theo từng câu hỏi mà thầy (cô) cho là thich hợp đối với vấn đề sau:

1. Theo thầy (cô) tổ chức hoạt GDNGLL có vai trò gì ? a- Là hoạt động mang tính chất hai chiều giữ nhà trường và xã hội

b- Là hoạt động nối tiếp hoạt động trên lớp giúp học sinh phát triển nhân cách. c- Là điều kiện để huy động cộng đống cùng tham gia giáo dục

d- Là điều kiện để nhà trường phát huy sức manh

2. Trương đồng chí tổ chức hoạt động GDNGLL theo kế hoạch nào ? a- Kế hoạch năm học

b- Kế hoạch học kỳ

c- Kế hoạch theo tháng, theo chủ điểm d- Kế hoạch tuần

3. Trường đồng chí ai tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL.

TT Kế hoạch hoạt động GDNGLL Người xây dựng

1 Kế hoạch chung toàn trường 2 Kế hoạch theo khối, lớp

3 Kế hoạch hoạt động của từng lớp

4. Trường đồng chí có thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL không ?

a- Có b- Không

5. Nếu có Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL gồm những ai ?

... ... ...

6. Các biện pháp tổ chức nào sau đây đã được tiến hành trong tổ chức hoạt động GDNGLL.

a- Xây dưng kế hoạch hoạt động chung toàn trường

b- Lựa chọn chủ đề xây dựng kế hoạch chung cho khối lớp.

c- Tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL theo đơn vị lớp.

d- Tổ chức Đoàn TN phối hợp tổ chức hoạt động chung toàn trường.

7. Các biện pháp tổ chức nào sau đây được Ban chỉ đạo thực hiện tiến hành tổ chức hoạt động GDNGLL.

a- Chỉ đạo hoạt động GDNGLL theo chủ đề.

b- Chỉ đạo tổ chức hoạt động chào mừng các ngày lễ trong năm.

c- Thực hiện phân công, phân nhiệm trong tổ chức hoạt động GDNGLL. d- Tổ chức lực lượng theo dõi, giám sát thực hiện chương trình

tổ chức hoạt động GDNGLL.

e- Bồi dưỡng năng lực GV tổ chức hoạt động GDNGLL.

g- Bồi dưỡng năng lực tự quản cho tập thể học sinh tổ chức hoạt động GDNGLL.

8. Ở trường đồng chí lực lượng nào sau đây tham gia chính trong tổ chức hoạt động GDNGLL.

a- Giáo viên chủ nhiệm b- Đoàn thanh niên c- Ban giám hiệu

d- Các tổ chức đoàn thể

9. Theo đồng chí hiệu quả tổ hoạt động GDNGLL phụ thuộc vào các điều kiện nào sau đây ?

a- Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh phải có nhận thức đúng về hoạt động GDNGLL.

b- Nhà trường phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL.

c- Coi trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên. d- Xây dựng quỹ tài chính để tổ chức hoạt động.

e- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá.

10. Khi đánh giá về kết quả tổ chức hoạt động GDNGLL đồng chí quan tâm đến những yếu tố nào sau đây ?.

a- Tri thức của học sinh. b- Kỹ năng hoạt động .

c- Thái độ của HS tham gia hoạt động . d- Cả ba yếu tố trên.

Xin thầy (cô) vui lòng cho biết quý danh:... Chức vụ: ... Đơn vị công tác:...

Xin trân trọng cảm ơn

Phụ lục II

PHIẾU XIN Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN

VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Kính gửi: Các thầy cô

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về vấn đề hoạt động GDNGLL cho học sinh THPT, kính mong các thầy (cô) vui lòng ghi một số thông tin và trả lời câu hỏi, bằng cách đánh dấu (x) và ghi câu trả lời vào ô hoặc cột lựa chon theo từng câu hỏi mà thầy (cô) cho là thich hợp đối với vấn đề sau:

1. Đồng chí đánh giá như thế nào về vai trò của tổ chức hoạt GDNGLL ở nhà trường THPT hiện nay ?

a- Là hoạt động mang tính chất hai chiều giữ nhà trường và xã hội .

b- Là hoạt động nối tiếp hoạt động trên lớp giúp học sinh phát triển nhân cách. c- Là điều kiện để huy động cộng đống cùng tham gia giáo dục.

d- Là điều kiện để nhà trường phát huy sức manh.

2. Đồng chí có nhận xét gì về nội dung, chương trình tổ chức hoạt động GDNGLL ở nhà trường THPT hiện nay ?

a- Được thiết kế theo chủ đề.

b- Là hoạt động đa dạng về mục tiêu.

c- Nội dung phong phú, phương pháp, hình thức thực hiện đa dạng. d- Là hoạt động mang tính quy luật của quá trình giáo dục.

3. Theo thầy (cô) thì nhà trường đã tổ chức các hình thức hoạt động GDNGL sau ở mức độ nào?

TT Hình thức tổ chức T K TB Y Chưa tổ chức

1 Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt cuối tuần

2 Hoạt động chính trị-xã hội 3 Tập luyện văn nghệ và thi đấu

thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 93 - 114)