Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ và địa phương về nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 37 - 39)

chất lượng giáo dục cho học sinh phổ thông

Hiện nay, với yêu cầu về đổi mới giáo dục đào tạo và để nâng cao chất lượng giáo dục, đã có rất nhiều văn bản, tài liệu đề cập, hướng dẫn tổ chức hoạt động GDNGLL như:

Theo luật giáo dục năm 2005, tại điều 27 mục tiêu của giáo dục phổ thông có nêu: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Hoạt động GDNGLL được quy định cụ thể tại Điều lệ trường học ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Điều 26 đã chỉ rõ : “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới

tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.”.

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020, về các mục tiêu chiến lược có nêu: “ Nền giáo dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về: “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục”, mục 3 có ghi: “Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa, lồng ghép nội dung phổ biến giáo dục pháp luật vào nội dung các hoạt động GDNGLL”.

Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm trong năm học 2007 – 2008 ”, mục 2 khoản d về giáo dục toàn diện có nêu: “Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dạy đủ các môn học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo qui định về chương trình giáo dục, bảo đảm các yêu cầu về giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; …”.

Theo tài liệu phân phối chương trình THPT và hoạt động GDNGLL năm học 2009 – 2010 có hướng dẫn: ” Hoạt động GDNGLL là hoạt động trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Cần phân công Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDNGLL của trường. Toàn thể giáo viên, các tổ chức, đoàn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia GDNGLL theo kế hoạch của trường. Giáo viên

chủ nhiệm lớp trực tiếp phụ trách hoạt động GDNGLL của lớp. Sở Giáo dục và Đào tạo cần phân công một cán bộ phụ trách hoạt động GDNGLL. Kết quả hoạt động GDNGLL là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân trong mỗi năm học”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w