552. 3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp
3.2.2. Đổi mới công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp
3.2.2.1. Mục đích
Giúp cho Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động GDNGLL của nhà trường, đồng thời quá trình quản lý, chỉ đạo không bị chồng chéo lẫn nhau.
3.2.2.2. Nội dung
Sau khi đã đề ra kế hoạch hoạt động GDNGLL cần phải có một tổ chức chịu trách nhiệm chính về hoạt động GDNGLL ở nhà trường THPT. Tổ chức này chính là Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL do Hiệu trưởng hoặc 1 Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên
gồm:
+ Đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên nhà trường. + Bí thư Chi đoàn giáo viên.
+ Đại diện GVCN các khối lớp.
+ Đại diện Hội cha mẹ học sinh (đây là điểm mới bởi từ trước đến nay các trường khi thành lập ban chỉ đạo chỉ là CB, GV trong trường).
+ Một số trợ lý của Hiệu trưởng về hoạt động GDNGLL.
Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL phân công, định ra chế độ sinh hoạt để chỉ đạo, quản lý hoạt động GDNGLL.
Ban chỉ đạo chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của trường đồng thời phải kết hợp chặc chẽ với các tổ chức khác trong nhà trường. Người Hiệu trưởng cần
nắm vững khả năng tối đa của các lực lượng sư phạm trong và ngoài nhà trường có khả năng tổ chức và quản lý hoạt động GDNGLL của giáo viên và học sinh.
3.2.2.3.Cách thực hiện
Khi thành lập xong Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDNGLL, Ban chỉ đạo cần tổ chức hoạt động theo thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Trung ương đoàn ký ngày 15/10/1998.
Ban chỉ đạo giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó; tổ chức thực hiện những hoạt động lớn, quy mô trường và thực sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường trong các hoạt động; tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm và Cán bộ đoàn, lớp tiến hành các có hiệu quả; giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả giáo dục của hoạt động”.
Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL nên chú ý vào tình hình thực tế tại trường để xây dựng lực lượng quản lý, kiểm tra như: đoàn thanh niên chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đánh giá các hoạt động của các lớp học; Tổ chuyên môn theo dõi, đánh giá sự tham gia của các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Khi đã có Ban chỉ đạo, điều quan trọng là Ban chỉ đạo phải tổ chức hoạt động có nề nếp, phân công cụ thể từng thành viên trong ban. Duy trì họp giao ban hàng tháng, có đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động của tháng trước và bàn kế hoạch sắp tới.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Bản thân nhà QL phải thay đổi cách quản lý hoạt động GDNGLL trong trường phổ thông.