b. Về chất lượng đội ngũ TTCM
2.4. Nguyên nhân của thực trạng 1 Nguyên nhân thành công
2.4.1. Nguyên nhân thành công
Những đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và THPT nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản: Luật giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục, các Thông tư, Chỉ thị…
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo về công tác quản lý điều hành hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả. Đặc biệt, các nhà trường được hướng dẫn cụ thể, được đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra, điều chỉnh kịp thời việc thực hiện các kế hoạch hoạt động chuyên môn.
Đội ngũ CBQL và tổ trưởng đã ổn định về số lượng, đồng bộ về chất lượng, trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn cán bộ, công chức có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, luôn giữ được sự đoàn kết nội bộ, có nhận thức chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết HT và tổ trưởng chuyên môn các trường THPT đều nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động của TCM. Công tác xây dựng và phát triển TCM luôn được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ. Cơ cấu tổ chuyên môn được sắp xếp hợp lý, phù hợp với tình hình đội ngũ GV.
HT các nhà trường từng bước xây dựng đội ngũ tổ trưởng có đủ phẩm chất, năng lực quản lý và chuyên môn giỏi để làm nòng cốt trong hoạt động chuyên môn.
Trong công tác quản lý chuyên môn, Hiệu trưởng đã xây dựng tốt mối quan hệ chỉ huy – chấp hành, quan tâm triển khai, phổ biến các yêu cầu, chỉ đạo về chuyên môn và xây dựng các quy định, quy chế chuyên môn; xây dựng, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách về tiền lương, về khen thưởng, các chế độ đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho giáo viên ở các tổ chuyên môn; thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá lao động sư phạm khách quan, công bằng.