Xác định loại kế hoạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 69 - 70)

Trong hoạt động của TCM ở trường THPT, có nhiều loại kế hoạch được xây dựng và thực hiện, trong đó, có 2 loại kế hoạch cơ bản và phổ biến, đó là:

- Kế hoạch năm học của TCM.

- Kế hoạch hoạt động trong năm học của GV. Bên cạnh 2 loại kế hoạch trên, còn có:

- Kế hoạch học kỳ, Kế hoạch hàng tháng: Là sự cụ thể hóa của kế hoạch năm học cho từng khoảng thời gian nhất định.

- Kế hoạch hoạt động: Các kế hoạch được xác lập trước khi tiến hành một

hoạt động (hoặc một phạm vi hoạt động mang tính chuyên đề) để triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch năm học. Ví dụ: kế hoạch thực hiện các chuyên đề cải tiến PPDH; kế hoạch hội giảng; kế hoạch dự giờ; kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi - phụ đạo HS yếu - kém; kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; kế hoạch nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong tổ.

Về mặt pháp quy, có 2 loại kế hoạch nằm trong nhiệm vụ của TCM, được quy định trong Điều lệ trường trung học. Đó là: Kế hoạch hoạt động năm học của TCM (gọi tắt là Kế hoạch TCM) và KH hoạt động trong năm học của GV (gọi tắt là Kế hoạch cá nhân - KHCN).

+ Kế hoạch năm học của TCM (gọi tắt là “Kế hoạch tổ chuyên môn”) là bản dự kiến KH triển khai tất cả các hoạt động của TCM trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường.

- Là công cụ có tính pháp quy để TTCM quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TCM; Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác của TCM;

- Là định hướng nhất quán cho các hoạt động của các thành viên trong TCM; - Là phương tiện để thực thi kế hoạch năm học của nhà trường;

- Do TTCM trực tiếp chỉ đạo xây dựng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 69 - 70)