Cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 66 - 68)

b. Về chất lượng đội ngũ TTCM

3.2.1.3.Cách thức thực hiện

- Đầu năm học, Hiệu trưởng tổ chức triển khai, phổ biến đầy đủ các quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của TCM; các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Đảng, của ngành; những yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GD phổ thông; những quy định: Chuẩn về tư tưởng chính trị; chuẩn

về đạo đức; lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo để mỗi cán bộ GV nắm vững các quy định, xây dựng các chương trình hành động để thực hiện đúng quy định, đồng thời cùng với GV không ngừng tu dưỡng và rèn luyện đạo đức nhà giáo.

- Hiệu trưởng phải luôn nâng cao năng lực của mình. Không ngừng trao dồi kỹ năng giao tiếp, tích cực học tập hoàn thiện năng lực chuyên môn, phát huy tính sáng tạo trong việc tổ chức, điều hành hoạt động chuyên môn nhằm giải quyết có hiệu quả các tình huống xảy ra trong quản lý.

- Phân công cụ thể nội dung phần việc đối với PHT phụ trách chuyên môn. Phải làm sao để PHT chuyên môn thực sự là "cánh tay nối dài" của HT để thực thi có hiệu quả kế hoạch đề ra. Việc phân định chức trách là rất cần thiết, tuy nhiên, điều quan trọng là sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất giữa HT và PHT trong cùng một đuờng lối làm việc; Thể hiện ở chỗ: bàn bạc, thống nhất quan điểm lãnh đạo, cùng làm công tác bồi dưỡng giáo viên; cùng lắng nghe ý kiến giáo viên ... Tránh tình trạng “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong việc QL hoạt động TCM.

- Tạo điều kiện để TTCM phát huy cao nhất năng lực, vai trò của mình trong việc quản lý hoạt động của tổ mình.

+ Tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ QL cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực QL cùng khả năng phối hợp với các tổ chức trong nhà truờng trong hoạt động QL của tổ trưởng (TTCM với Hội đồng trường, với HT, các phó HT, với GVCN, với các tổ trưởng khác, với Chi bộ đảng, Công đoàn, Đoàn TN...)

+ Tạo điều kiện khuyến khích để các TTCM được đào tạo trên chuẩn; cử TTCM tham dự các lớp bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức.

+ Tổ chức cho đội ngũ TTCM học tập các chuyên đề như: Bồi dưỡng HS giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm…, đồng thời TTCM phải là thành viên trong Hội đồng khoa học của Nhà trường.

+ Xây dựng chế độ, chính sách, lợi ích về kinh tế tạo động lực cho TTCM hoạt động và xây dựng chế độ chính sách khen thưởng thoả đáng để khuyến khích đội ngũ TTCM phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

- Đáp ứng ở mức cao nhất trong hoàn cảnh cụ thể của nhà trường những yêu cầu về điều kiện hoạt động cho các TCM.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá đúng thực chất về chất lượng của các TCM. Tránh đánh giá chung chung, hình thức, chiếu lệ về các cá nhân cũng như về các TCM. Phát hiện và xử lý kịp thời những bất cập nảy sinh ở các TCM.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 66 - 68)