Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của các tổ chuyên môn và giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 49 - 51)

b. Về chất lượng đội ngũ TTCM

2.3.2.2.Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của các tổ chuyên môn và giáo viên.

TT Biện pháp quản lý của HT Tốt KháMức độ thực hiện%TB Yếu

1 Tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững mục

tiêu dạy học, phân phối chương trình 8,8 71,0 20,2

2

Chỉ đạo TCM tổ chức thảo luận về cách thực

hiện chương trình 30,0 39,9 25,7 4,4

3

Kiểm tra TCM, GV thực hiện đúng và đủ

chương trình 38,8 26,1 30,0 5,1

4

Nghiêm túc xử lý trường hợp GV thực hiện

sai chương trình 16,9 22,8 60,3

5

Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực

hiện chương trình 7,0 33,8 59,2

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của các TCM và GV ở các trường THPT huyện Lấp Vò

Qua kết quả khảo sát về các biện pháp quản lý Hiệu trưởng. Chúng tôi nhận thấy: có tất cả 05 biện pháp HT quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của các tổ chuyên môn và giáo viên.

Nhìn chung các biện pháp thực hiện chỉ đạt kết quả ở mức độ trung bình; mức độ tốt và khá ít hơn. Có một số biện pháp thực hiện đạt kết quả thấp.

Hai biện pháp quản lý của Hiệu trưởng được đánh giá là khá tốt đó là việc chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thảo luận cách thực hiện chương trình ( 30% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt và 39,9% ý kiến đánh giá ở mức độ khá); Hiệu trưởng đã tổ chức kiểm tra tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện đúng, đủ chương trình (38,8% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt, 26,1% ý kiến đánh giá ở mức độ khá).

Ngược lại, việc tổ chức cho tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên nghiên cứu nắm vững mục tiêu dạy học, PPCT (tỉ lệ đánh giá mức trung bình, yếu là 91,2%) và tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá việc thực hiện chương trình giảng dạy (tỉ lệ đánh giá mức trung bình, yếu là 93%) chưa được Hiệu trưởng quan tâm. Có nhiều

ý kiến cho rằng Hiệu trưởng chưa thật sự nghiêm túc trong việc xử lý các trường hợp giáo viên thực hiện sai chương trình (60,3% ý kiến đánh gía ở mức độ TB).

Qua kết quả khảo sát (bảng 2.12), chúng tôi có thể khẳng định: trong công

tác QL việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV, Hiệu trưởng các trường THPT trong huyện chưa quan tâm sâu sát, còn giao khoán cho phó HT và tổ trưởng chuyên môn do đó việc thực hiện các biện pháp chưa đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 49 - 51)