b. Về chất lượng đội ngũ TTCM
2.4.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót
Một số Hiệu trưởng trường THPT chưa mạnh dạn đổi mới tư duy quản lý, áp dụng kiến thức quản lý còn lạc hậu chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay. Sự chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn chưa sâu sắc, còn giao khoán cho phó Hiệu trưởng chuyên môn và các tổ trưởng chuyên môn. Nội dung chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của một số Hiệu trưởng còn chung chung chưa đem lại điều gì mới mẽ cho giáo viên.
Một bộ phận CBQL, TTCM chưa nhận thức sâu sắc được vai trò, vị trí của tổ chuyên môn trong Nhà trường, đội ngũ TTCM thiếu đi sự chủ động, sáng tạo trong công việc. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thiếu sự đa dạng, phong phú và không có kế hoạch cụ thể. Chưa thực sự đổi mới trong nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, dẫn đến việc sinh hoạt tổ mang nặng tính hành chính, sự vụ với nội dung nghèo nàn, kém hiệu quả.
Hiệu trưởng chưa bao quát hết hoạt động của tổ chuyên môn, công tác kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên và chặt chẽ, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân chưa nghiêm túc. Hơn nữa, việc uốn nắn, sửa chữa những sai lệch của GV không được thực hiện kịp thời, HT chưa làm tròn nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy các hoạt động của tổ chuyên môn. Việc xử lý các giáo viên vi
phạm chưa kiên quyết, còn cả nể.
Do chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nên tổ trưởng chuyên môn chưa có phương pháp làm việc khoa học, chưa hình dung hết công việc quản lý tổ chuyên môn nên chưa tích cực chủ động hỗ trợ Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động tổ chuyên môn. Mặc khác, HT chưa phát huy hết vai trò quản lý tổ của các TTCM, vì vậy họ chưa thể hiện được nhiều và có hiệu quả trong việc quản lý các hoạt động chuyên môn của tổ. Việc tuyển chọn đội ngũ TTCM chưa thật sự khách quan, dân chủ. Một số tổ trưởng còn yếu về năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý nên việc điều hành quản lý của tổ trưởng gặp không ít khó khăn.
Quản lý sử dụng và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học còn khá lỏng lẻo, việc đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của TCM chưa sâu sát, còn mang nặng hình thức báo cáo. Việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH chưa kiên quyết, chưa tạo được tinh thần quyết tâm thực hiện trong từng TCM. Công tác bồi dưỡng giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Các vấn đề này ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các hoạt động chung của nhà trường cũng như quản lý các hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 này chúng tôi đã khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp trong 3 năm. Qua phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ CM của Hiệu trưởng các trường THPT trong huyện cho thấy rõ những kết quả đạt được và những tồn tại; những nguyên nhân của thành công cũng như những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý và các tổ trưởng chuyên môn các trường THPT huyện Lấp Vò. Những hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế nêu trên là cơ sở nghiên cứu những giải pháp quản lý
hoạt động TCM các trường THPT, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động TCM trường THPT ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cho những năm tới, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa với yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu này sẽ được chúng tôi tiếp tục trình bày tại chương 3.
CHƯƠNG 3