d. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
3.2.4. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn.
của giáo viên trong tổ chuyên môn.
Nội dung, chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. Phân phối chương trình là cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng quản lý đội ngũ GV thông qua TTCM. Yêu cầu việc thực hiện nội dung và chương trình phải đúng, đủ theo quy định.Trong các nhà trường, HT chỉ đạo các TCM xây dựng các kế hoạch giảng dạy theo đúng quy định chuyên môn. CBQL và TTCM cần phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và hiệu quả việc thực hiện nội dung, chương trình của GV trong TCM.
3.2.4.1. Mục đích
- Đảm bảo cho GV thực hiện đúng và đủ nội dung, chương trình các môn học theo khung chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT quy định.
- Giúp CBQL có cơ sở chính xác để quản lý hoạt động dạy học của GV. - Nâng cao hiệu quả quản lý của HT trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, kế hoạch dạy học của GV và tổ chuyên môn.
3.2.4.2. Nội dung
* Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV
HT quản lý GV thực hiện chương trình, nội dung dạy học thông qua các loại hồ sơ: Kế hoạch chuyên môn, sổ đăng ký giảng dạy, giáo án, sổ điểm, sổ đầu bài, sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học…
* Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV
Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên bao gồm: - Việc xây dựng kế hoạch chuyên môn cá nhân
- Việc thực hiện sổ đăng ký giảng dạy hàng tuần
* Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn
Thực hiện quy chế chuyên môn bao gồm việc thực hiện chương trình dạy học, việc soạn bài, đảm bảo nền nếp dạy học của GV theo quy định, việc chấm trả bài cho HS, việc thực hiện điểm số…
Việc thực hiện quy chế chuyên môn trong Nhà trường là một yêu cầu bắt buộc để thực hiện nền nếp, kỷ cương trong dạy học mà tất cả GV và HS phải thực hiện nghiêm túc. Vì vậy HT phải quán triệt cho đội ngũ TTCM và GV nhận thức được đầy đủ các văn bản quy định về chuyên môn do Bộ, Sở GD&ĐT ban hành như: Điều lệ trường trung học, Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD và của Sở GD&ĐT, Quy định dạy thêm, học thêm …
Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV thông qua các nội dung: - Thực hiện nền nếp chuyên môn: Lên lớp đúng giờ, thực hiện quy định của thời khoá biểu, giảng dạy theo kế hoạch chuyên môn của sổ đăng ký giảng dạy…
- Soạn giáo án theo đúng quy định CM: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, trọng tâm bài giảng, giáo án phải soạn mới, trình bày khoa học, ghi ngày tháng soạn, thiết kế các hoạt động phù hợp với các đối tượng HS, nội dung bài soạn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, tích hợp bộ môn mang tính GD cao và phù hợp thực tiễn.
- Việc kiểm tra, chấm trả bài cho HS và chế độ cho điểm theo từng môn học phải đúng quy định và làm thường xuyên.
- Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Việc tổ chức các đợt thi đua, hội giảng, rút kinh nghiệm giờ dạy, học tập kinh nghiệm về các phương pháp giảng dạy có hiệu quả…
- Thống nhất thời điểm kiểm tra, thanh tra giáo viên.
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường triển khai đến giáo viên những quy định về chuyên môn để tất cả các giáo viên trong nhà trường nắm vững và thực hiện.
- Hiệu trưởng hướng dẫn cho TTCM xây dựng kế hoạch (kế hoạch công tác năm học; KH kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình môn học), có sự bàn bạc, thảo luận của GV trong tổ và thống nhất trong Hội nghị cán bộ công chức.
- Chỉ đạo cho giáo viên trong tổ bàn bạc xây dựng PPCT chi tiết trên cơ sở PPCT khung của Bộ giáo dục và của Sở Giáo dục; học tập lại những quy định ghi sổ đầu bài, thống nhất lại cột điểm tối thiểu đối với bộ môn của tổ mình, quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT ( thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT).
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của giáo viên. Ban giám hiệu có thể trực tiếp kiểm tra hoặc chỉ đạo cho TCM thực hiện công tác này bằng nhiều hình thức như: Kiểm tra thực hiện chương trình qua sổ đầu bài, thông qua dự giờ đột xuất của giáo viên, thông qua kiểm tra hồ sơ giáo án, bằng cách đối chiếu lịch báo giảng, sổ đầu bài, PPCT với giáo án và sổ ghi chép của học sinh,… để xem xét việc thực hiện chương trình của GV.
- Giao cho PHT phụ trách, TTCM thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình ở tổ chuyên môn và báo cáo đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của Hiệu trưởng. Việc HT kiểm tra đột xuất hay định kỳ để thẩm định, đánh giá tính trung thực, hiệu quả của các hồ sơ, các báo cáo là rất quan trọng.Về việc chấm bài, cho điểm của GV, việc đánh giá kết quả học tập của HS thì HT cần kiểm tra trực tiếp từ đối tượng là HS, và một số thông tin từ phụ huynh mới nắm bắt được đầy đủ và trung thực hơn về công tác này.