Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho tổ chuyên môn 1 Mục đích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 88 - 91)

d. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

3.2.6.Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho tổ chuyên môn 1 Mục đích

3.2.6.1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của CSVC, các phương tiện kỹ thuật trong dạy học, góp phần đổi mới PPDH của TCM, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các nhà trường.

- Giúp cho giáo viên tiếp cận với xu thế dạy học hiện đại. Đồng thời, làm cho người dạy, người học phải đổi mới tư duy trong quá trình dạy học, nâng cao năng lực tư duy của học sinh, làm khơi dậy cho học sinh tính tò mò thích hiểu biết thực tế để phát huy tính độc lập, sáng tạo của người học.

3.2.6.2. Nội dung

Vấn đề phương tiện được đề cập đến ở đây bao gồm hai khía cạnh: cả các phương tiện dạy học dùng cho mỗi GV, cả các phương tiện cần thiết cho sinh hoạt, nghiên cứu chuyên môn của các TCM.

Đối với GV, phương tiện dạy học là "toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ việc giảng dạy và học tập. Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc dạy và học, đặc biệt là máy vi tính, internet sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về phương pháp giảng dạy và học tập" .

Phương tiện dùng cho GV trong giờ lên lớp là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Nhưng đó mới chỉ là những gì liên quan đến hoạt động của cá nhân. Để TCM hoạt động thực sự có hiệu quả, việc cung ứng các phương tiện cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho TCM trong từng hoàn cảnh cụ thể của nhà trường là đỏi hỏi phải được đặt ra.

Do đặc thù của từng bộ môn, các TCM cần có những phương tiện khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu những cơ sở vật chất, các phương tiện, điều kiện chung, thiết yếu mà bất cứ TCM nào cũng cần phải được trang bị.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

* Lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, trang bị, bổ sung CSVC, phương tiện kỹ thuật:

- Trước năm học mới, hiệu trưởng cần lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, trang bị bổ sung đầy đủ, phù hợp; từng bước hoàn thiện hệ thống CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ đắc lực cho hoạt động chuyên môn của tổ.

- Bố trí hợp lý CSVC phục vụ tốt cho các hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn như: phòng bộ môn, phòng họp, phòng chức năng bộ môn, sân chơi, bãi tập…

- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện kỹ thuật như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tạp chí, thiết bị dạy học, máy vi tính có kết nối internet…

- Không ngừng nâng cấp, cải tạo và tổ chức giữ gìn, bảo quản chặt chẽ các nguồn lực trên. Chủ động tham mưu cho lãnh đạo các cấp việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo CSVC, phương tiện kỹ thuật; vận động tuyên truyền phụ huynh và các tổ chức xã hội tham gia đóng góp hỗ trợ xây dựng CSVC.

* Chỉ đạo, tổ chức sử dụng CSVC, phương tiện kỹ thuật có hiệu quả và đúng mục đích.

- Xây dựng nguyên tắc sử dụng CSVC, phương tiện kỹ thuật, nêu rõ ràng, cụ thể các nội dung sử dụng, các yêu cầu sử dụng và cách thức thực hiện.

- Quy định việc sử dụng, khai thác thiết bị dạy học hợp lý, hiệu quả, giảm dần và tiến tới khắc phục trình trạng “dạy chay”.

- Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của các phương tiện kỹ thuật trong đổi mới chương trình giáo dục THPT. Đổi mới chương trình gắn liền với những yêu cầu về trang bị, sử dụng thiết bị dạy học bộ môn.

- Chỉ đạo tổ trưởng CM tổ chức tập huấn và hướng dẫn GV sử dụng các tài liệu hướng dẫn tự bồi dưỡng để nâng cao khả năng khai thác và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học hiện có. Phát động phong trào thi làm đồ dùng dạy học mỗi năm.

- Chỉ đạo TTCM phối hợp với nhân viên thiết bị kiểm tra, phân loại và đánh giá toàn bộ thiết bị dạy học hiện có. Từ đó có phương án sửa chữa, bảo hành, bổ sung, trang cấp theo từng nhóm thiết bị phù hợp với yêu cầu thực tế của từng TCM.

* Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc sử dụng CSVC, phương tiện kỹ thuật:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý việc sử dụng CSVC, phương tiện kỹ thuật. Phân công phó hiệu trưởng phụ trách CSVC theo dõi, giám sát việc sử dụng CSVC, phương tiện kỹ thuật thông qua việc QL chặt chẽ các bộ phận liên quan.

- Thành lập Ban kiểm tra, xây dựng nề nếp làm việc của Ban kiểm tra. Kiểm tra định kỳ mỗi tháng và đột xuất để kịp thời phát hiện những sai lệch, thiếu sót.

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, khuyến khích và đánh giá hiệu quả việc triển khai sử dụng thiết bị dạy học của các tổ, nhóm chuyên môn.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và có kế hoạch sửa chữa, bảo quản và trang cấp bổ sung thiết bị dạy học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 88 - 91)