Tình hình giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 34 - 37)

c. Các điều kiện khác

2.1.3.Tình hình giáo dục

Trải qua nhiều năm với biết bao thăng trằm, gian nan và thử thách, ngành giáo dục huyện Lấp Vò đã biết cách vượt qua và từng bước phát triển. Hiện nay, toàn Huyện có gần 35.000 học sinh, 63 trường ( Mầm non: 09 trường, Mẫu giáo: 06 trường, Tiểu học: 31 trường, THCS: 13 trường, THPT: 4 trường), có 918 phòng học, trong đó 434 phòng kiên cố, chiếm 47,3%; phòng bán kiên cố có 468 phòng chiếm 51%; chỉ còn 16 phòng tạm bợ, chiếm 1,7%. Toàn huyện có 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm dạy nghề. Trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn cũng được quan tâm. Tổng số lớp trong năm là 672 lớp, với 48262 lượt người tham dự và hoạt động với nhiều lĩnh vực.

Đội ngũ cán bộ - giáo viên - công nhân viên toàn huyện là 2.308 người. Đa số GV đã đạt chuẩn và trên chuẩn (Mầm non: đạt chuẩn 100%, vượt chuẩn 47,2%, Tiểu học: đạt chuẩn 100%, vượt chuẩn 89,95,THCS: đạt chuẩn 100%, vượt chuẩn 80%, THPT: đạt chuẩn 100%, vượt chuẩn 12%) cơ bản đáp ứng số lượng cán bộ GV theo quy mô trường lớp. Đội ngũ CB-GV-NV được sắp xếp hợp lý theo tinh thần Thông tư 35 và 71 của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ. Nhiều GV đang theo học các lớp tại chức, từ xa, chuyên tu để nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Đội ngũ CBQL đều đạt chuẩn, đại đa số đã qua lớp bồi dưỡng CBQL (Mầm non: đã qua lớp bồi dưỡng CBQL, tỷ lệ 86,11%, Tiểu học: 98,39,THCS: 93,94%, THPT: 100%) . Tính đến năm 2010, có 98,38% số trường đã thành lập chi, đảng bộ. Tỷ lệ đảng viên trong trường học chiếm 43,12% ( vượt 3,12% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX).

Kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, Phổ cập giáo dục THCS đạt kết quả khá tốt, tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi chiếm 99,3%. Số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia Phổ cập GDTHCS năm 2012 là 13/13, tỷ lệ: 100%. Hiện nay đang thực hiện phổ cập THPT ở thị trấn Lấp Vò.

Hoạt động Hội Khuyến học, Ban Đại diện Hội cha mẹ học sinh thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động; xã hội hoá giáo dục ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học.

Chất lượng giáo dục của Huyện nhìn chung khá tốt và ổn định nhiều năm liền. Năm học 2011 - 2012, cấp tiểu học có 99,39% học sinh đủ điều kiện hoàn thành chương trình tiểu học, 97,7% học sinh lớp 9 tốt nghiệp trung học cơ sở, 99,84% học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được ổn định và nâng cao.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được tăng cường theo hướng chuẩn hoá. Nhiều trường học đã được xây dựng mới, đã chấm dứt được tình trạng học 3 ca/ ngày ở tất cả các trường học. Nhiều trường đã được đầu tư xây dựng mới khang trang, cảnh quan sư phạm được quan tâm đúng mức, các phòng chức năng được chú ý xây dựng (thư viện, phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn,..) Toàn huyện, hiện nay có 07 trường đạt chuẩn quốc gia: 02 trường mầm non, 03 trường tiểu học và 02 trường trung học phổ thông. Kế hoạch đến năm 2015, toàn huyện có 20 trường đạt chuẩn quốc gia.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giáo dục Lấp Vò vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần được khắc phục. Chất lượng học tập của các cấp học chưa tăng nhiều so với năm học trước, đặc biệt chất lượng học tập của cấp THCS lại giảm trong năm học 2011 – 2012(tỉ lệ hs đạt loại khá, giỏi giảm 2,05%, trong đó loại giỏi giảm 0,17%; loại yếu tăng 2,84%; loại kém tăng 0,38%).

Cơ sở vật chất được cải thiện nhưng vẫn còn một số trường đang xuống cấp nặng, thiếu thốn (thiếu khu hiệu bộ, phòng thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn), hầu hết sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh của một số trường còn hẹp, chưa đủ chuẩn. Thiết bị giáo dục khá đầy đủ nhưng nhìn chung vẫn lạc hậu. Một số trường (thư viện, thí nghiệm) bảo quản đồ dùng dạy học không tốt, để hư hỏng, không sửa chữa khắc phục. Hơn nữa, nhà trường ít chịu đầu tư mua sắm đồ dùng, trang thiết bị dạy học, chỉ chờ sự trang bị của cấp trên. Hiệu trưởng nhà trường còn lúng túng trong việc quản lý giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học, dẫn đến giáo viên không tích cực sử dụng và rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.

Một bộ phận giáo viên còn chậm, lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa khai thác hết hiệu quả thiết bị dạy học, phổ biến vẫn là dạy theo phương pháp truyền thụ một chiều thầy đọc trò chép một cách thụ động, chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Tỉ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học và học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật còn cao do nhiều nguyên nhân: Một bộ phận học sinh (THCS, THPT) lười học, chưa có động cơ, thái độ học tập chưa đúng đắn; cha mẹ học sinh chưa quan tâm thường giao khoán cho nhà trường, nhận thức chưa đúng đắn về nhu cầu và lợi ích của việc học tập; sự tác động của các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội và môi trường xã hội xung quanh các trường chưa lành mạnh, nhiều cơ sở trò chơi điện tử; công tác phối hợp giáo dục và xử lý học sinh giữa các lực lượng trong và

ngoài nhà trường chưa kịp thời và chặt chẽ; kết quả phổ cập THCS có nơi, có lúc thiếu bền vững, chưa thực hiện được việc phổ cập THPT ở thị trấn Lấp Vò.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 34 - 37)