Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 91 - 94)

d. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

3.2.7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn.

động tổ chuyên môn.

Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc – hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.

3.2.7.1. Mục đích

- Giúp hiệu trưởng nắm bắt được tinh thần thái độ thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên và có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.

thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn mà còn giúp nhà quản lý nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo, điều hành… của mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chuyên môn nhằm mục đích đưa nề nếp hoạt động chuyên môn trong nhà trường thành kỷ cương trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

3.2.7.2. Nội dung

* Kiểm tra tiến độ thực hiện các hoạt động của tổ theo kế hoạch.

Bao gồm các công tác sau:

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, hồ sơ sổ sách của tổ, biên bản các cuộc họp, sổ theo dõi đánh giá xếp loại GV, các chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm và kết quả kiểm tra các GV…

- Kiểm tra chất lượng dạy - học của TCM: việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học…

- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu, họp tổ...

- Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh: phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoại khóa, thực hành...

* Kiểm tra tiến độ thực hiện các hoạt động của GV theo kế hoạch.

Bao gồm các công tác sau:

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình môn học của GV thông qua các hồ sơ như: sổ đăng ký giảng dạy, giáo án, sổ đầu bài, vở ghi bài học của HS.

- Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm, thực hành, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của GV thông qua việc dự giờ, các buổi ngoại khoá theo chuyên đề, các Hội thi về chuyên môn; kiểm tra thông qua các sổ

đăng ký mượn thiết bị dạy học.

- Kiểm tra việc chấm bài, trả bài cho HS, việc thực hiện cơ số điểm theo quy định của môn học của GV thông qua các kênh thông tin từ phía các em HS và cha mẹ HS; kiểm tra thông qua các loại hồ sơ như: sổ điểm, các bài kiểm tra đã chấm trả cho HS.

- Kiểm tra việc thực hiện nền nếp chuyên môn của GV theo quy định trên thời khoá biểu và quy chế chuyên môn.

- Kiểm tra Hồ sơ của GV bao gồm: Giáo án các loại, sổ tự học tự bồi dưỡng, sổ đăng ký giảng dạy, KH chuyên môn cá nhân, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ hội họp…, sơ kết đánh giá cuối học kỳ hoặc cuối các đợt thi đua.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch hoạt động tổ để đề ra kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra đánh giá và thống nhất quy trình làm việc của Ban kiểm tra đánh giá. Kế hoạch kiểm tra đánh giá được công bố công khai cho toàn thể cán bộ, giáo viên ngay từ đầu năm học.

Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá và phương pháp đo lường. HT cần thống nhất với TCM các nội dung của chuẩn, thống nhất việc vận dụng chuẩn đánh giá.

Bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cho Ban kiểm tra nội bộ nhà trường, nhằm giúp cho hoạt động diễn ra đúng quy trình, chính xác, khoa học và đúng luật, tránh thiếu sót, qua loa không mang lại hiệu quả hoặc có thể dẫn đến mất đoàn kết nội bộ và kiện cáo về sau.

Phân cấp, phân quyền trong kiểm tra, đánh giá:

+ Hiệu trưởng thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo TCM thực hiện KTĐG ở tổ viên trên tinh thần các chuẩn KTĐG và phương pháp đo lường đã được xác lập. Tổ trưởng duy trì chế độ

báo cáo với hiệu trưởng, đảm bảo trung thực và đúng thời hạn hàng tháng.

+ Giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên kế hoạch kiểm tra và thường xuyên báo cáo cho HT.

+ Dựa vào kết quả thu được sau khi kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng tiến hành điều chỉnh các hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn.

Tóm lại: Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn phải được tiến hành thường xuyên; được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo chính xác, khách quan; có tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra (có thể là riêng đối với cá nhân giáo viên, tổ trưởng hoặc trước tập thể sư phạm). Các kết luận kiểm tra phải hết sức rõ ràng, cụ thể, xác đáng nhằm giúp đỡ TTCM và GV cải thiện hoạt động của cá nhân, của tổ chuyên môn theo hướng ngày càng tốt hơn. Vì vậy, Hiệu trưởng phải thực sự công tâm vì mục đích chung của cả nhà trường. Trách tình trạng chủ nghĩa cá nhân trong công tác kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w