Đổi mới quản lý nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 79 - 83)

d. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

3.2.3. Đổi mới quản lý nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực.Trong sinh hoạt, TCM phải là nơi bàn bạc, thống nhất về chuyên môn, mang tính chuyên môn hoá, đặc thù của từng bộ môn. Sinh hoạt TCM là một công tác hết sức quan trọng vì thông qua nội dung sinh hoạt tổ sẽ giúp GV học hỏi chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm một cách hiệu quả nhất. Do vậy, TTCM cần phải có kế hoạch cụ thể và nội dung sinh hoạt tổ phải thực sự chất lượng. BGH của các nhà trường phải quan tâm thường xuyên đến công tác này, không để cho các TCM sinh hoạt một cách tùy tiện, không hiệu quả.

3.2.3.1. Mục đích

- Giúp GV trong tổ học tập nắm vững mục tiêu chuyên môn, chương trình, nội dung môn học, các quy định của các cấp và của ngành, quy chế chuyên môn, quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nâng cao nhận thức mọi mặt cho GV …

- Tổ chức cho GV trong tổ bàn bạc thống nhất các kế hoạch, các hoạt động của tổ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm…

- Tạo điều kiện và môi trường cho GV học tập, bồi dưỡng, học hỏi lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ và các vấn đề cần thiết khác trong cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ của tập thể sư phạm trong Nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung

Căn cứ vào nội dung các hoạt động tổ chuyên môn, căn cứ vào yêu cầu trọng tâm trọng điểm của chương trình trong từng thời gian, HT chỉ đạo tổ CM đi sâu vào nội dung cụ thể cho phù hợp. Chế độ sinh hoạt tổ chuyên môn mỗi tháng 2 lần theo quy định. Nội dung sinh hoạt tập trung giải quyết những vấn đề như:

* Thống nhất về nội dung và cách thực hiện các loại hồ sơ chuyên môn.

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành và các quy định của Sở GD&ĐT về hồ sơ của TCM như: sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn, các loại biên bản; về hồ sơ của cá nhân giáo viên như: Giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ đăng ký giảng dạy, sổ dự giờ, sổ tự học tự bồi dưỡng, sổ chủ nhiệm…Các loại hồ sơ này cần được thảo luận và thống nhất trong nội dung sinh hoạt TCM để tất cả giáo viên trong tổ thực hiện các loại hồ sơ đúng theo quy định.

* Thực hiện các chuyên đề về chuyên môn.

Bao gồm các chuyên đề sau: Nội dung chương trình giảng dạy nội khoá- ngoại khoá; đổi mới PPDH; bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; viết sáng kiến kinh nghiệm; thảo luận những bài giảng khó trong chương trình; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; làm đồ dùng dạy học; sử dụng thiết bị dạy học, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;thí điểm thực hiện một số giờ dạy bằng bài giảng điện tử, tổ chức họp rút kinh nghiệm để triển khai đại trà; phương pháp thực hiện các giờ dạy thực hành đạt hiệu quả…

Ví dụ: Chuyên đề đổi mới PPDH.

Đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS dưới sự điều khiển, hướng dẫn của GV trong quá trình dạy học. Cụ thể trong việc đổi mới PPDH là: Đổi mới trong cách soạn giáo án trong đó phải thể hiện được vai trò chủ động của HS trong việc tiếp thu tri thức, HS phải làm việc, suy nghĩ nhiều hơn; GV là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động; Đổi mới trong tiến

trình của hoạt động dạy học; Đổi mới trong việc sử dụng hệ thống các câu hỏi của bài giảng… Đổi mới PPDH phải được hiểu là sự kết hợp khéo léo giữa PPDH truyền thống với PPDH hiện đại phù hợp với từng bài dạy, đối tượng HS và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, TBDH trong giảng dạy. Đổi mới PPDH phải được thực hiện đồng bộ với việc đổi mới các hình thức dạy học để đạt hiệu quả cao. Đổi mới PPDH phải gắn liền với đổi mới cách KTĐG GV và HS…

* Xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá xếp loại giờ dạy.

Tiêu chí đánh giá một giờ dạy đã được Sở GD&ĐT quy định sẵn, tuy nhiên việc hiểu rõ và nhận thức sâu sắc để thực hiện một giờ dạy tốt là một vấn đề cần được thống nhất trong tổ chuyên môn. Xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV cần phải được bàn bạc, thảo luận và thống nhất trong tổ làm căn cứ để thực hiện. Làm tốt công tác này sẽ nâng cao hiệu quả mỗi giờ dạy và tạo sự đoàn kết, nhất trí cao trong tổ.

* Xây dựng ngân hàng đề thi, kiểm tra.

Bao gồm các loại đề kiểm tra 15’, 45’, kiểm tra học kỳ, đề kiểm tra chất lượng, các đề thi thử vào đại học, thi HS giỏi…

* Công tác thi đua.

Sau các đợt thi đua theo chủ điểm, cuối học kỳ và cuối năm học, theo kế hoạch chung của Nhà trường, HT thường yêu cầu các tổ chuyên môn họp đánh giá tình hình hoạt động của tổ, xếp loại thi đua của tập thể, cá nhân trong tổ và đề nghị khen thưởng. Đó là căn cứ để TTCM triển khai thực hiện trong tổ.

Vì vậy, HT cần xây dựng các tiêu chí thi đua, các chế độ khen thưởng, hình thức nhắc nhở, phê bình GV chưa hoàn thành nhiệm vụ, thông qua các chế độ khen thưởng trong quy chế chi tiêu nội bộ và thông báo cho toàn thể cán bộ, GV được biết ngay từ đầu năm học (Trong Hội nghị cán bộ công chức).

Để sinh hoạt TCM trong nhà trường thực sự có chất lượng, có hiệu quả và góp phần nâng cao được chất lượng dạy và học thì cần tổ chức thực hiện như sau: - Hiệu trưởng phải thống nhất với tổ chuyên môn về kế hoạch và nội dung cụ thể sinh hoạt tổ chuyên môn trước mỗi lần sinh hoạt tổ của từng tháng.

- Trong các buổi họp tổ chuyên môn đầu tháng Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn nhắc lại toàn bộ những hoạt động chuyên môn của nhà trường trong tháng theo kế hoạch đã vạch ra, rồi từ đó bàn bạc, thống nhất và thực hiện trong tháng. Các tổ trưởng chuyên môn phải nắm bắt các hoạt động để triển khai đến tổ.

- Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên dự các buổi sinh hoạt ở các tổ chuyên môn để nắm bắt tình hình.

- Hiệu trưởng giao cho PHT phụ trách thông qua các đợt kiểm tra việc thực hiện nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn theo kế hoạch đã phê duyệt và báo cáo trong cuộc họp BGH hàng tháng.

- Hiệu trưởng quản lý thông qua các TTCM, có kiểm tra đột xuất về việc thực hiện nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo kế hoạch.

- Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ mình để thống nhất trong toàn tổ những quy định của chuyên môn. TTCM chủ động và sáng tạo trong việc quản lý tổ sinh hoạt theo nội dung đã có trong kế hoạch năm học, hàng tháng báo cáo với HT.

Trong thực tế, tuỳ vào điều kiện của từng trường mà có thể thực hiện một trong các hình thức hoặc phối hợp các hình thức trên. Tuy nhiên, quản lý nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn cần phát huy vai trò của các TTCM. Mặt khác, HT phải hướng dẫn, kiểm tra và phê duyệt nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn hàng tháng theo kế hoạch. Nên tin tưởng giao cho TTCM một số phạm vi quyền hạn nhất định để họ chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w