0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 94 -100 )

d. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Qua quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi đã đề xuất được 7 giải pháp là:

- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chuyên môn.

- Giải pháp 2: Tăng cường quản lý công tác kế hoạch hoạt động của tổ CM. - Giải pháp 3: Đổi mới quản lý nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn.

- Giải pháp 4: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn.

- Giải pháp 5: Tăng cuờng quản lý công tác bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng và viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên.

- Giải pháp 6: Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho tổ chuyên môn.

- Giải pháp 7: Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn.

Để khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến 12 cán bộ quản lý, 34 tổ trưởng, 26 tổ phó chuyên môn và 130 giáo viên của 04 trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, tổng số phiếu trưng cầu ý kiến là 202. Trong Phiếu trưng cầu chúng tôi khảo sát trên hai lĩnh vực:

+ Nhận thức về mức độ cần thiết có 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết

+ Nhận thức về mức độ khả thi có 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

* Chúng tôi lập bảng thống kê tính điểm trung bình cho tất cả các giải pháp đã được khảo sát, và thu được kết quả như bảng 3.3

* Cách tính điểm:

- Điểm tối đa mỗi giải pháp là 3 điểm, chia ra 3 mức độ: + A: Rất cần thiết (rất khả thi)

+ B: Cần thiết (khả thi) + C: Ít cần thiết (ít khả thi) - Điểm trung bình = 2,0

- Điểm trung bình chung cho mỗi nhóm giải pháp được tính bằng công thức: Tb = (Ax3 + Bx2 + C) / (A+B+C), với A, B, C là số lượt ý kiến đánh giá

được lựa chọn.

Các giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi

A B C Tb A B C Tb

về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chuyên môn.

2. Tăng cường quản lý công tác kế hoạch

hoạt động của tổ CM. 168 34 0 2,83 161 38 3 2,78 3. Đổi mới quản lý nội dung sinh hoạt của

tổ chuyên môn. 156 35 11 2,72 159 35 8 2,75

4. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn.

165 35 2 2,81 171 26 5 2,82

5. Tăng cuờng quản lý công tác bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng và viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên.

143 44 15 2,63 139 48 15 2,61

6. Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho tổ

chuyên môn. 151 38 13 2,68 146 45 11 2,67

7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn.

158 38 6 2,75 156 36 10 2,72

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thăm dò về nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Kết quả thăm dò đánh giá ở bảng 3.3 cho thấy CBQL, TTCM, TPCM và GV đa số đánh giá cao các giải pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn mà chúng tôi đề xuất. Hầu hết các đối tượng được khảo sát đều cho rằng các giải pháp nêu trên rất cần thiết và khả thi. Hai giải pháp được đánh giá cao nhất là giải pháp “Tăng cường quản lý công tác kế hoạch hoạt động của tổ CM (điểm TB: 2,83 và 2,78) và giải pháp quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn (điểm TB: 2,81 và 2,82)”. Giải pháp “Tăng

cường quản lý công tác kế hoạch hoạt động của tổ CM” là giải pháp rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi quá trình quản lý nói chung và việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn ở nhà trường trung học. Nó là sự khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Nhờ có kế hoạch, tổ trưởng chuyên môn mới tổ chức và khai thác tốt các nguồn lực một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, giải pháp quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn cũng được các cán bộ quản lý đánh giá cao và đây là giải pháp cần phải thường xuyên thực hiện và không thể thiếu được trong qúa trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Giải pháp này không chỉ có tác dụng trong công tác chuyên môn mà nó có tác dụng rất lớn trong việc thiết lâp kỷ cương nề nếp trong các nhà trường phổ thông.

Kế đến hai giải pháp có điểm trung bình như nhau (2,75) về tính cấp thiết đó là: giải pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chuyên môn và giải pháp đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn”. Trong đó giải pháp về nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chuyên môn được đánh giá cao hơn về tính khả thi. Các cán bộ quản lý cho rằng: Khi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức cao về tầm quan trọng của tổ chuyên môn thì họ mới tự giác, tích cực phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, hoàn thành tốt mọi công việc được phân công mang lại hiệu quả cao cho tổ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Những kết luận kiểm tra về hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần

năng lực sư phạm của các giáo viên trong nhà trường; cải tiến công tác quản lý hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của các tổ chuyên môn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Nó là căn cứ để Hiệu trưởng đánh giá xếp loại giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời nó cũng là cơ sở để Hiệu trưởng sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý.

Giải pháp: “Đổi mới quản lý nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn” cũng được các nhà quản lý và các giáo viên ở các trường THPT trong huyện cho là cần thiết để thực hiện và khả thi cao. Điều đó chứng tỏ rằng trong các nhà trường THPT đã và đang thực hiện đổ mới quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.

Hai giải pháp được đánh giá thấp hơn là “Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho tổ chuyên môn (điểm TB: 2,68 và 2,67)” và giải pháp Tăng cuờng quản lý công tác bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng và viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên (điểm TB: 2,63 và 2,61)”. Nhiều ý kiến cho rằng việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là việc làm tất yếu và càng cần thiết đối với các thầy, cô giáo, người trực tiếp giáo dục học sinh. Làm tốt công tác này sẽ phát huy nội lực của các thành viên trong tổ chuyên môn. Trong xu thế thời đại ngày nay trước bối cảnh của nền văn minh tri thức, con người cần phải học tập liên tục, suốt đời thì việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của nước ta. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý trường THPT phải hết sức quan tâm đến công tác bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, phải tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập vươn lên để tự khẳng định mình. Có làm tốt công tác này thì giáo dục và đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước. Về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của giải pháp “Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho tổ chuyên môn” đều được đánh giá cao hơn mức điểm

trung bình. Điều này chứng tỏ rằng các cán bộ quản lý ở các trường THPT đã có nhận thức đúng đắn về vấn đề tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học. Thực hiện tốt giải pháp này thì chúng ta mới có thể góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường và thực hiện được mục tiêu hiện đại hoá quá trình dạy học. Tóm lại, để các tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả thì Hiệu trưởng nhà trường phải tạo mọi điều kiện cho họ về tinh thần, vật chất; về các trang thiết bị dạy học cũng như các phương tiện kỹ thuật để họ có cơ hội tiếp cận và thực hiện tốt công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.

Với kết quả thăm dò trên, một lần nữa khẳng định rằng: các giải pháp mà chúng tôi đề xuất trong việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp là rất cần thiết và khả thi cao.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở định hướng đổi mới giáo dục phổ thông, định hướng phát triển GD & ĐT của nước ta, của tỉnh Đồng Tháp và của huyện LấpVò. Cùng với các thực trạng hoạt động TCM của trường THPT huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Chúng tôi đã đề xuất 7 giải pháp:

- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chuyên môn.

- Giải pháp 2: Tăng cường quản lý công tác kế hoạch hoạt động của tổ CM. - Giải pháp 3: Đổi mới quản lý nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn.

- Giải pháp 4: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn.

- Giải pháp 5: Tăng cuờng quản lý công tác bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng và viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên.

- Giải pháp 6: Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho tổ chuyên môn.

- Giải pháp 7: Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn.

Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả, chúng tôi thấy cả 7 giải pháp nêu ở trên đều cần thiết và khả thi cho việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong các nhà trường và có thể đưa vào áp dụng trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường THPT của huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 94 -100 )

×