Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu cầu tre năm 20116 2014 (Trang 27 - 31)

Số liệu thứ cấp sau khi thu thập được sẽ sàng lọc, lựa chọn để thống kê, phân tích, đánh giá phù hợp với nội dung của đề tài.

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.

- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp liên hệ cân đối để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.

15

- Mục tiêu 3: Dùng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối, đánh giá các chỉ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.

- Mục tiêu 4: Tổng hợp các kết quả của các phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, thu thập các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

a) Khái niệm

So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chi tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể

b) Nguyên tắc

Tiêu chuẩn so sánh:

+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.

+ Các thông số thị trường

+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.

Điều kiện so sánh

+ Cùng nội dung phản ánh. + Cùng phương pháp tính toán. + Cùng một đơn vị đo lường.

16

So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ sau với kỳ trước để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế.

∆Y = Y1 – Y0 Trong đó:

Y0 là chỉ tiêu năm trước. Y1 : là chỉ tiêu năm nay.

∆Y : là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp so sánh số tương đối

Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỉ lệ của các số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Ta cí %Y= ∆Y / Y0 × 100

%Y: % tốc độ gia tăng của chỉ tiêu phân tích Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích

Y0: Chỉ tiêu kỳ gốc

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định bằng cách đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích( đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích.

Tác dụng của phương pháp là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Các nhân tố đó tác động tích cự hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó xem xét và có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý.

17

Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc

Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích và a,b,c lần lượt là các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích với Q = a*b*c

Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1* b1*c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0* b0* c0

Q = Q1 – Q0: mức chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc

Bước 3: xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc

Thế lần 1 cho nhân tố a: a1* b0* Thế lần 2 cho nhân tố b:a1* b1* c0 Thế lần 3 cho nhân tố c:a1* b1*c1

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích

Mức độ ảnh hưởng nhân tố a: a = a1* b0* c0 – a0* b0* c0 Mức độ ảnh hưởng nhân tố b: b = a1* b1* c0 – a1* b0*c Mức độ ảnh hưởng nhân tố c: c = a1* b1* c1 – a1* b1* c0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, ta có: a + b + c = Q

2.2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Tương tự, ta gọi Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích; a,b,c là các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến Q theo phương trình sau: Q = a + b + c

Chỉ tiêu kì phân tích : Q1 = a1 + b1 + c1 Chỉ tiêu kì gốc: Q0 = a0 + b0 + c0 Đối tượng phân tích: Q = Q1 - Q0 Ảnh hưởng của nhân tố a: a = a1 – a0 Ảnh hưởng của nhân tố b: b = b1 – b0 Ảnh hưởng của nhân tố c: c = c1 –c0

18

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu cầu tre năm 20116 2014 (Trang 27 - 31)