Phân tích khả năng thanh khoản giúp cho doanh nghiệp có thể thấy rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp mình là tốt hay không tốt. Trong đó, việc phân tích khả năng thanh khoản nợ ngắn hạn có thể giúp cho doanh nghiệp nhìn rõ hơn về khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng nguồn tài sản hiện có của doanh nghiệp để từ đó có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. Từ các số liệu của phòng kế toán, thông qua quá trình xử lý và tính toán, ta có được cái chỉ tiêu tài chính sau:
75
Bảng 4.12: Các tỷ số về khả năng thanh khoản của công ty năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Đơn vị tính 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014
1.Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 219.531 260.611 224.024 162.074 193.324
2.Tiền và các khoản tương đương tiền
Triệu đồng 10.812 6.866 10.680 7.912 8.080
3.Hàng tồn kho Triệu đồng 134.483 183.288 133.155 86.367 106.469
4.Nợ ngắn hạn Triệu đồng 114.310 255.133 210.576 179.925 171.279
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =1/4 Lần 1,92 ,02 1,6 0,9 1,13
Hệ số thanh toán tiền mặt=2/4 Lần 0,09 0,03 0,05 0,04 0,05
Hệ số thanh toán nhanh= (1-3)/4 Lần 0,74 0,30 0,43 0,42 0,51
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty năm 2011-6/2014
Từ bảng số liệu trên ta có được bảng chênh lệch các hệ số khả năng thanh toán của công ty từ năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 như sau:
76
Bảng 4.13: Chênh lệch hệ số thanh khoản của công ty Cầu Tre năm 2011- 6/2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/20 12 6 tháng 2014/6 tháng 2013 1.Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 41.080 -36.587 31.250
2.Tiền và các khoản tương đương tiền
Triệu đồng -3.946 3.814 168
3.Hàng tồn kho Triệu đồng 48.805 -50.133 20.102
4.Nợ ngắn hạn Triệu đồng 140.823 -44.557 -8.646
Hệ số thanh toán nợ =1/4 Lần -0,90 0,04 0,23
Hệ số thanh toán tiền mặt =2/4 Lần -0,07 0,02 0,01
Hệ số thanh toán nhanh = (1-3)/4 Lần -0,44 0,13 0,09
Hệ số thanh toán nợ là thước đo chi trả nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số thanh toán cho chúng ta biết được tại một thời điểm nào đó, thì một đồng nợ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản, nghĩa là có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền và thanh toán các khoản nợ đó. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2011 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khá cao, cao nhất trong 3 năm phân tích. Cụ thể là hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 2011 là 1,9 nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,9 đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ số này của năm 2011 là rất tốt, công ty đã chủ động được nguồn tài chính của mình. Sang giai đoạn năm 2012 thì hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đã giảm 0,88 đồng so với năm 2011, hệ số này năm 2012 chỉ đạt 1,02 đồng nghĩa với 1 đồng nợ được đảm bảo bởi 1,02 đồng tài sản ngắn hạn. Sở dĩ trong năm 2012 tỷ số này giảm là do trong năm này tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn rất nhiều so với tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể là trong năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng lên 41.080 triệu đồng so với năm 2011, trong khi đó nợ ngắn hạn của công ty lại tăng 140.823 triệu đồng so với năm 2011. Do đó làm cho hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm trong năm 2012. Bước sang năm 2013 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,06 nghĩa là một đồng nợ được đảm bảo bởi 1,06 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,04 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng nhẹ của tỷ số này là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm so với năm 2012, nhưng tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn, nên dẫn đến hệ số thanh toán nợ ngắn hạn chỉ tăng nhẹ 0,04 so với năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu
77
năm 2014 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,13 nghĩa là một đồng nợ được đảm bảo bởi 1,13 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này đã tăng lên được 0,23 đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2014 tài sản ngắn hạn tăng 31.250 triêu đồng, nhưng nợ ngắn hạn lại giảm 8.646 triệu đồng, điều đó đã làm hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên. Nhìn chung hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong khoảng thời gian phân tích có sự biến động theo những chiều hướng khác nhau, có tăng có giảm nhưng hệ số thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm vẫn ở con số khá tốt. Cho thấy công ty luôn chủ động trong tài chính, và đó là một trong những lợi thế của công ty.
Hệ số thanh toán tiền mặt là thước đo cho biết khả năng chi trả nợ ngắn hạn của công ty thông qua tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Chỉ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu tiền mặt và các khoản tiền tương đương. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sự sự biến động của tỷ số này qua khác năm không giống nhau. Năm 2011 tỷ số này là 0,09 nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,09 đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tỷ số này là cao nhất trong thời gian phân tích, nhưng tỷ số này vẫn ở mức thấp cho thấy mặc dù công ty đã chủ động được trong tài chính nhưng tiền mặt và các khoản tương đương tiền của công ty không được dồi dào, gây khó khăn cho công ty. Đến năm 2012, tỷ số này lại giảm ở mức rất thấp, chỉ còn 0,02 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,02 đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Tỷ số này ở năm 2012 đã giảm 0,07 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân tỷ số này giảm mạnh ở năm 2012 là do tiền mặt và các khoản tương đương tiền giảm 3.946 triệu đồng nhưng nợ ngắn hạn lại tăng với tốc độ chóng mặt 140.823 triệu đồng, chính điều đó đã làm cho hệ số thanh toán tiền mặt của công ty giảm đáng kể và đây là một điều xấu cho công ty. Bước sang năm 2013, tỷ số thanh toán tiền mặt của công ty có phần tăng lên so với năm 2012, nhưng vẫn ở con số rất thấp. Cụ thể là tỷ số này năm 2013 là 0,05 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,05 đồng tiền mặt, con số này đã cao hơn so với năm 2012 là 0,03 đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên đột ngột này là do tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong năm 2013 này đã tăng lên 3.814 triệu đồng, trái ngược đó thì nợ ngắn hạn lại giảm mạnh với 44.557 triệu đồng. Nếu tình hình tăng tiền mặt và các khoản tương đương tiền và giảm được nợ ngắn hạn thì tình hình tỷ số thanh toán tiền mặt của công ty trong thời gian tới sẽ được khôi phục lại và tăng cao. Sau những bấp bênh trong 3 năm 2011-2013, bước sang 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số thanh toán tiền mặt của công ty là 0,05 tăng 0,01 đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, đồng nghĩa với việc 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 0,05 đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Nguyên nhân của
78
sự tăng lên của tỷ số thanh toán tiền mặt trong 6 tháng đầu năm 2014 này là do tiền và các khoản tương đương tăng lên 168 triệu đồng, còn nợ ngắn hạn lại giảm 8.646 triệu đồngso với 6 tháng đầu năm 2013. Nhìn chung hệ số thanh toán tiền mặt của công ty từ năm 2011- 6/2014 có sự biến động lên xuống thất thường, cho thấy công ty không làm chủ được khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Nhưng dấu hiệu tốt là nợ ngắn hạn của công ty đã giảm qua từng năm và công ty đang trên đà phục hồi số nợ gây ra năm 2012.
Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho, vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ động kém phẩm chất. Ta thấy năm 2011 thì hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,74 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 0,74 đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ yếu tố hàng tồn kho. Bước sang năm 2012 tỷ số này giảm chỉ còn 0,3 đồng, tương đương đã giảm 0,44 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do trong năm 2012 số lượng hàng tồn kho của công ty năm 2012 đã tăng 48.804 triệu đồng. Sang năm 2013 tỷ số này của công ty là 0,43 đồng, tương đương đã tăng 0,13 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân chính của việc tỷ số thanh toán nhanh này tăng lên trong năm 2013 là do hàng tồn kho năm này đã giảm được 50.132 triệu đồng. Tuy đã tăng khá cao nhưng hệ số thanh toán nhanh vẫn chưa phục hồi được bằng với năm 2012 sau những khó khăn đang dần khắc phục vì kinh doanh thua lỗ ở năm 2012. bước sang 6 tháng đầu năm 2014, hệ số thanh toán nhanh lại tăng lên cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể là 6 tháng 2014 hệ số này tăng lên 0,09 so với 6 tháng 2014. Nguyên nhân vẫn là do hàng tồn kho giảm được 20.102 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Báo hiệu 1 năm hoạt động thanh toán nhanh bắt đầu bước vào ổn định để dần đi đến hiệu quả.