Lịch sử hình thành công ty

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu cầu tre năm 20116 2014 (Trang 32 - 38)

Trong hơn ba thập kỷ qua, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, bên cạnh nhiều thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn nhưng một đặc điểm khá nhất quán là dù ở bất cứ hoàn cảnh nào Công ty cũng đều thể hiện được tính tự lực, khả năng sáng tạo và cố gắng vượt khó của mình với tinh thần đoàn kết cao của một tập thể luôn gắn bó với nhau và gắn bó với sự nghiệp chung của Công ty. Nhờ vậy Cầu Tre đã vượt qua nhiều khó khăn trong trong quãng đường dài phát triển

3.1.2.1 Sơ lược về công ty Direximco, tiền thân của công ty Cổ Phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre

Nói đến Cầu Tre không thể không nhắc đến Direximco. Công Ty Direximco ra đời trong bối cảnh của những năm 1979 - 1980, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thành phố lâm vào tình trạng bán đình đốn do thiếu nguyên liệu, thiếu phụ tùng thay thế, công nhân thiếu việc làm và Nhà nước phải giải quyết những hậu quả tất yếu của một đất nước vừa thoát ra khỏi chiến tranh kéo dài hàng chục năm lại đang phải đương đầu với một cuộc chiến mới ở cả hai phía: biên giới Bắc và Tây Nam.

Sau khi có Nghị quyết số 06 của Trung Ương và Nghị Quyết 26 của Bộ Chính Trị, trước đòi hỏi bức xúc của tình hình chung, cưới tháng 04 năm 1980, Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương cho thành lập Ban Xuất Nhập Khẩu thuộc Liên Hiệp Xã TTCN Thành phố. Qua một năm làm thử nghiệm với một số thương vụ xuất nhập khẩu theo cung cách mới chứng tỏ có tác dụng tích cực và đem lại hiệu quả kinh doanh tốt, Thành phố ra quyết định số 104/QĐ-UB ngày 30/05/1981 cho phép thành lập Công ty Sài Gòn Direximco, cùng lúc với 3 công ty xuất nhập khẩu khác (Cholimex, Ramico, Ficonimex) trên địa bàn Thành phố.

Trong tình hình ngân sách Thành phố còn rất eo hẹp, theo tinh thần chỉ đạo của Thành Uỷ và UBND Thành phố, Direximco hoạt động tự lực cánh sinh với phương châm ''hai được” (được phép huy động vốn trong dân và vốn nước ngoài; được phép đề xuất chính sách cụ thể, được xét duyệt ngay) và ''hai

20

không'' (không lấy vốn ngân sách Nhà nước; không vay quỹ ngoại tệ xuất nhập khẩu). Đây là chủ trương đầy tính sáng tạo và dũng cảm trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Với cách làm linh hoạt, đi từ nhỏ đến lớn, lấy ngắn nuôi dài, Direximco đã có những bước phát triển nhảy vọt về kim ngạch xuất nhập khẩu. Đồng thời, Direximco đã tạo được khoản lãi và chênh lệch giá 1,6 tỉ đồng. Vào thời điểm đầu thập kỷ 80, đây là một khoản tiền rất lớn.

Trong thời kỳ hoạt động của Direximco, mặc dù kinh doanh là chủ yếu, nhưng Ban lãnh đạo Công Ty đã nhận thức được xu hướng các tỉnh sẽ dần dần tiến lên tự làm xuất nhập khẩu, nhất là xuất thô và sơ chế, giảm dần phụ thuộc vào Thành phố, từ đó đặt ra yêu cầu Direximco phải tổ chức cho được một số cơ sở sản xuất của chính mình để chủ động có nguồn hàng xuất ổn định lâu dài, có hiệu quả kinh doanh cao trên cơ sở dựa vào tiềm năng và thế mạnh về mặt khoa học kỹ thuật, tay nghề của Thành phố thông qua làm hàng xuất khẩu tinh chế. Quyết định đầu tư xây dựng cơ sở chế biến hàng xuất khẩu là thể hiện ý đồ chiến lược này.

3.1.2.2 Chuyển thể từ Direximeco sang Xí nghiệp Cầu Tre

Sau khi có Nghị quyết 01/NQ-TW ngày 14 tháng 09 năm 1982 của Bộ Chính Trị, căn cứ vào Nghị quyết hội nghị Ban Thường Vụ Thành Uỷ bàn về công tác xuất nhập khẩu (Thông báo số 12/TB-TU ngày 28 tháng 04 năm 1983), Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố đã ra Quyết định số 73/QĐ-UB ngày 01 tháng 06 năm 1983 chuyển Công Ty xuất nhập khẩu Trực dụng Công nghiệp Saigon Direximco thành Xí Nghiệp Quốc Doanh Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre (Xí nghiệp Cầu Tre).

Theo Quyết định nói trên, Xí Nghiệp là một đơn vị sản xuất chế biến để cung ứng xuất khẩu trực thuộc Sở Ngoại Thương Thành phố. Mặt hàng của Xí Nghiệp gồm một số loại hải sản khô, đông lạnh và một số hàng khác được quy định cụ thể trong kế hoạch hàng năm của Xí Nghiệp.

Công Ty Xuất nhập khẩu Thành Phố (IMEXCO), Ban kinh tế Đối Ngoại, Sở Kinh Tế Đối Ngoại, Sở Thương Mại và Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn.

Vào thời điểm chuyển thể, tình hình tài sản của Direximco rất khả quan, gồm nhiều tài sản cố định có giá trị cao, nhất là một quỹ hàng hóa lớn.

Direximco đã chuyển giao toàn bộ tài sản cho Sở Ngoại Thương, trong đó riêng hàng hóa nhập (sợi, nhựa, hóa chất…) trị giá khoảng 10 triệu USD,

21

103 triệu đồng hàng hóa xuất khẩu, hơn 45 triệu đồng hàng công nghệ thực phẩm và 77 triệu đồng vốn bằng tiền.

Sở Ngoại Thương đã cắt giao lại cho Xí Nghiệp số vốn 218 triệu đồng, để làm vốn kinh doanh ban đầu, trong đó:

- Vốn cố định: 143 triệu đồng - Vốn lưu động: 75 triệu

Thật ra, các phần vốn “do Ngân sách cấp” nói trên thực chất chỉ là một phần trích trong khoản tích lũy Direximco tạo được từ kết quả kinh doanh của mình. Sau đợt đổi tiền năm 1985, vốn cố định được quy ra thành 14,3 triệu đồng và qua các đợt đánh giá lại theo chủ trương của Bộ Tài Chánh và hàng năm Xí Nghiệp trích lại để bảo toàn vốn, phần vốn nói trên là 11,8 tỷ đồng, chiếm khoảng 11,4% tổng số vốn của Xí Nghiệp (Quyết toán năm 1997).

Riêng vốn lưu động (75 triệu đồng) vào cuối năm 1984, Xí Nghiệp đã hoàn trả lại đầy đủ cho Ngân sách.

Bằng nguồn vốn khiêm tốn được giao, với nỗ lực của bản thân, Xí nghiệp đã từng bước đi lên, xây dựng được cơ ngơi thuộc loại quy mô tương đối lớn của Thành phố như ngày hôm nay.

Quá trình đi lên của Xí Nghiệp thật ra không đơn giản. Qua nhiều giai đoạn khác nhau, thuận lợi nhiều nhưng khó khăn không ít, thậm chí có lúc đòi hỏi Xí Nghiệp phải có sự lựa chọn một cách thật sự sáng suốt và có quyết tâm cao vượt qua thử thách để khỏi đi vào bế tắc.

3.1.2.3 Các giai đoạn phát triển của công ty

Hơn 30 năm hoạt động của Công ty có thể chia thành bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn 1983 – 1989: Sản xuất xuất khẩu kết hợp kinh doanh hàng nhập khẩu

Nét đặc trưng hoạt động giai đoạn này là kết hợp sản xuất hàng xuất khẩu với kinh doanh hàng nhập khẩu dưới hình thức chủ yếu dùng hàng nhập khẩu để đối lưu huy động hàng xuất khẩu, đồng thời dùng lãi và chênh lệch giá trong kinh doanh hàng nhập khẩu để hỗ trợ làm hàng xuất khẩu. Giai đoạn này chia làm 2 thời kỳ nhỏ.

1983 – 1987: Xí nghiệp Cầu Tre là chân hàng của IMEXICO

Theo quyết định 73/QĐ –UB của Ủy Ban Nhân dân Thành Phố, sau khi chuyển thể Direximco, Xí nghiệp cầu Tre cũng như nhiều đơn vị làm hàng

22

xuất khẩu khác của Thành Phố đã trở thành “chân hàng” của IMEXCO dưới hình thức “ hàng đối lưu” và trong phạm vi “quyền sử dụng ngoại tệ” của mình.

Trong điều kiện bộ máy IMEXCO chưa được đủ mạnh, cơ chế quản lý còn mang tính bao cấp, quyền tự chủ về tài chính và kế hoạch của Xí Nghiệp chưa được giải quyết rõ ràng, dứt khoát, hàng đối lưu thường chậm, dẫn đến trì trệ trong huy động nguyên liệu, tạo nguồn hàng xuất. Hoạt động của Xí Nghiệp bị ảnh hưởng không ít.

Mặt khác, trang thiết bị kỹ thuật và các phương tiện khác của Xí Nghiệp không theo kip không theo kịp đà phát triển sản xuất đòi hỏi phải được khẩn trương tăng cường.

Trong 2 năm đầu, kim ngạch xuất khẩu đã chựng lại: - 1983 (7 tháng cuối năm) 4,2 triệu USD

- 1984 7,5 triệu USD

Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, một mặt xí nghiệp cố gắng tranh thủ ủng hộ của các tổ chức, một mặt tự lực phấn đấu để tìm cách ổn định sản xuất đưa hoạt động Xí Nghiệp đi lên.

Một trong những biện pháp chủ yếu phải làm ngay là đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn về vật tư, tiền vốn. Với phương châm “vừa xây dựng, vừa sản xuất”, xây dựng xong đến đâu, đưa vào sản xuất đến đó, Xí Nghiệp đã sử dụng mặt bằng với hiệu quả tốt hơn. Cùng với tranh thủ sự tin cậy của khách hàng nước ngoại nhập chịu trả thiết bị trả chậm, Xí nghiệp đã có điều kiện nắm bắt thời cơ. Chiến dịch sò điệp với việc huy động hơn 12.000 tấn nguyên liệu, làm ra hơn 1000 tấn sản phẩm đông lạnh và khô hay kế hoạch là mặt hàng thịt heo đông lạnh xuất cho Liên Xô gần 3.000 tấn trong 2 năm 1985 – 1986 thành công tốt đẹp đã chứng minh cụ thể cho cách làm sáng tạo này. Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 1985 – 1987 đã có sự gia tăng đáng kể.

- 1985: 10,3 triệu USD/Năm - 1986: 16,5 triệu USD/Năm - 1987: 22,1 triệu USD/Năm

Thời kỳ 1988 – 1989: Xí nghiệp bắt đầu làm xuất khẩu nhập khẩu trực tiếp.

Tình hình kinh tế cuối năm 1988 đầu năm 1989 của khu vực nói riêng và cả nước nói chung bước sang giai đoạn mới với nhiều khó khăn:

23

- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bị đình đốn hàng nhập lậu tràn lan. Nhiều đơn vị nhập ồ ạt, thiếu kế hoạch khiến nguyên liệu, vật tư nhập về phục vụ sản xuất (sợi, nhựa, hóa chất,…) bị tồn đọng, tồn kho lâu, vốn quay chậm, buộc lòng phải bán lỗ để có vốn tiếp tục sản xuất. tỷ suất bán hàng nhập khẩu thường thấp hơn tỷ suất làm hàng xuất khẩu.

- Kinh doanh hàng nhập khẩu trên thực tế đã mất tác dụng hỗ trợ xuất khẩu

- Về mặt hàng xuất khẩu Xí Nghiệp cũng có những khó khăn riêng: + Giá nguyên liệu trong nước ngày càng tăng theo tốc độ giảm giá của đồng bạc Việt Nam.

+ Giá thị trường trên thế giới biến động bất lợi: giá xuất nhiều mặt hàng chủ lực của Xí Nghiệp như tôm đông lạnh sụt giảm do sức thu hút của thị trường yếu.

+ Lãi suất ngân hàng cao.

+ Hiệu ứng vỡ nợ nhiều doanh nghiệp trong nước làm cho Xí nghiệp khó thu hồi nợ, hàng tồn kho giải tỏa chậm, các khoản nộp nghĩa vụ cao, chính sách thuế nhập khẩu chưa hợp lý.

+ Thiếu điện cho sản xuất…

Tất cả những yếu tố nói trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh Xí Nghiệp: năm 1989 tỉ giá hàng xuất khẩu bình quân lên đến 4.408 ĐVN/1USD- trong khi tỷ giá bán hàng nhập bình quân (sau khi loại trừ thuế nhập khẩu và phí lưu thông) là 4.281 ĐVN/1USD-R

Giai đoạn 1990 – 1998: Đi vào tinh chế xuất khẩu, chấm dứt kinh doanh hàng nhập.

Những nét lớn của sách lược kinh doanh mới có thể tóm lược như sau: - Tập trung đi vào tinh chế sản xuất, không huy động hàng xuất thô từ bên ngoài.

- Sau hơn 20 năm hoạt động, phấn đấu nhanh chóng giảm và đi đến chấm dứt nhập hàng để kinh doanh, tập trung sản xuất hàng xuất khẩu.

- Cơ cấu hàng nhập chỉ gồm chủ yếu những nguyên, vật tư phụ vụ sản xuất của XN.

- Rà soát lại cơ cấu mặt hàng xuất, chọn lô một số sản phẩm Xí Nghiệp có điều kiện và ưu thế làm tốt, hiệu quả kinh doanh cao, triển vọng phát triển lâu dài kể cả mặt hàng mới để tập trung đầu tư.

24

- Đặt chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Cân nhắc thận trọng hiệu quả kinh tế khi xây dựng kế hoạch và triển khai làm các mặt hàng xuất khẩu, không nhất thiết chạy theo doanh số. Nhờ vậy, Xí Nghiệp đã sớm khắc phục tình trạng khó khăn và liên tục làm ăn có lãi. Từ năm 1991 trở đi mặc dù kinh ngạch xuất khẩu trực tiếp từng lúc tuy có biến động lên xuống.

Giai đoạn 1999 – 2005:

Xí nghiệp bắt đầu triển khai một số dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài làm hàng xuất khẩu:

- Diện tích mặt bằng đã phát triển từ 3,5 hecta ban đầu, nay lên 7,5 hecta trong đó có hơn 30.000m2

nhà xưởng sản xuất, kho lạnh, kho hàng và các cơ sở phụ thuộc khác.

- Trang thiết bị đầu tư đã đủ mạnh có khả năng sản xuất và chế biến nhiều mặt hàng khác nhau về thủy sản, thực phẩm chế biến, trà, và các loại mặt hàng nông sản xuất khẩu đi nhiều nước như Châu Âu, Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc… với khối lượng sản xuất trung bình hàng năm trên 7000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm tăng từ 17 đến 18 triệu USD/năm.

Hệ thống máy móc trang thiết bị của Xí Nghiệp dần được bổ sung và lắp mới với công nghệ của Châu Âu và Nhật Bản cho phép Xí Nghiệp cung cấp khoảng 8.500 tấn các loại sản phẩm/năm. Hệ thống cấp đông có công suất trên 60 tấn/ngày và dung lượng của hệ thống kho lạnh là 1000 tấn sản phẩm.

Để có thể đưa hàng thâm nhập thị trường các nước, năm 1999 Xí nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Đến năm 2000, Xí nghiệp đã được phép sản xuất hàng thủy sản và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào thị trường Châu Âu. Đồng thời Xí Nghiệp đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 và năm 2003 đã nâng cấp ISO 9001:2000 của tổ chức TUV CERT – Đức. Xí nghiệp cũng đã nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại 25 nước và đang tiếp tục đăng ký tại 23 nước khác.

Giai đoạn từ năm 2006 đến nay:

Ngày 31/03/2005, Xí nghiệp được tiến hành Cổ phần hóa theo quyết định số 1398/QĐ - UB của UBND TP. Hồ Chí Minh. Mục đích của việc cổ phần hóa là nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy nội lực, sáng tạo của cán bộ, công nhân viên, huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển doanh nghiệp, đồng thời phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động và của các cổ đông.

25

Ngày 14/04/2006, theo quyết định số 1817/QĐ – UBND của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt dự án và chuyển Xí Nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre có tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu cầu tre năm 20116 2014 (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)