ngành
Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ… Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành để xem xét khả năng chi trả nợ
87
cũng như khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Để biết được những điều đó ta cần có sự so sánh các chỉ số tài chính qua từng năm của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành. Trong bài phân tích này ta so sánh chỉ số tài chính của công ty cầu Tre với các công ty cùng ngành trong 3 năm 2011-2013.
4.5.4.1 So sánh các chỉ số tài chính của Cầu Tre với các công ty cùng ngành năm 2011
Năm 2011, kinh tế xã hội nước ta đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức: Lạm phát tăng trưởng trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; lãi suất tăng cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tín dụng thu hẹp; tỷ giá có những thời điểm biến động phức tạp. Tuy nhiên, năm 2011 là năm đầu tiên đánh dấu bước tăng tốc độ phát triển trong chiến lược phát triển của Cầu Tre trong giai đoạn 5 năm 2011-2015. Đây cũng là năm mang ý nghĩa đặt nền tảng vững chắc trong chiến lược trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và thức uống dinh dưỡng. Để biết được năm 2011 công ty hoạt động có hiệu quả hay không và so với các công ty cùng ngành như thế nào, ta có bảng các chỉ số tài chính của công ty Cầu Tre và các công ty cùng ngành năm 2011 như sau:
Bảng 4.18: Các tỷ số tài chính năm 2011 của công ty Cầu Tre và các công ty cùng ngành
Đơn vị tính: %
Các tỷ số Cầu Tre ABT VHC MPC HVG
ROS 5,6 15 10 4 6 ROE 21,5 24 38 20 25 ROA 13,4 18 20 6 8 Vòng quay tài sản 259 123 194 138 133 Vòng quay hàng tồn kho 552 486 461 331 477 Hệ số thanh toán nợ 192 124 32 31 8
Hệ số thanh toán nhanh 74 299 90 52 90
88
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy mức sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và mức sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) của công ty Cầu Tre đang ở mức trung bình khi tỷ số ROA và ROS đứng sau 2 công ty là ABT và VHC nhưng lại cao hơn MPC và HVG. Tỷ số ROE của công ty khá thấp so với các công ty cùng ngành khi chỉ cao hơn công ty MPC nhưng sự chênh lệch này cũng không nhiều (Cầu Tre 21,5% và MPC 20%). Vòng quay tài sản và vòng quay hàng tồn kho của công ty Cầu Tre đứng đầu so với các công ty cùng ngành, cho thấy khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản của công ty rất có hiệu quả và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty rất cao điều này giúp cho chu kì kinh doanh của công ty càng được rút ngắn hơn so với các công ty cùng ngành. Hệ số thanh toán nợ của công ty cũng cao nhất trong các doanh nghiệp cùng ngành. Vì hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu dự phòng cho các hợp đồng lớn nên khả năng mất thanh khoản là rất thấp. Nhưng bên cạnh đó hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2011 khá thấp so với công ty cùng ngành.
4.5.4.2 So sánh các tỷ số tài chính năm 2012 của công ty Cầu Tre với các công ty cùng ngành
Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng. Kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3-5 năm trước. Nhìn chung là năm 2012 tăng trưởng kinh tế chậm, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều. Với tình hình kinh tế không mấy khả quan này thì tỷ số tài chính của Cầu Tre và các công ty cùng ngành ta tìm hiểu qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.19: Tỷ số tài chính năm 2011 của Cầu Tre và công ty cùng ngành Đơn vị tính: %
Các tỷ số Cầu Tre ABT VHC MPC HVG
ROS -8 12 6 0 4 ROE -46,7 20 18 1 13 ROA -15,4 16 8 0 4 Vòng quay tài sản 218 128 154 126 121 Vòng quay hàng tồn kho 432 462 408 304 338 Hệ số thanh toán nợ 102 85 2 32 7
Hệ số thanh toán nhanh 30 238 78 53 63
89
Với những khủng hoảng kinh tế của năm 2012 đã có tác động mạnh đến tình hình kinh doanh của công ty Cầu Tre. Cụ thể hơn là tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần ROS, tỷ suất sinh lời trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) và nguồn vốn trên tổng tài sản (ROA) luôn ở mức âm,điều đó cũng đồng nghĩa với việc trong năm 2012 này công ty Cầu Tre kinh doanh không có lợi nhuận. Nhưng ngược lại các công ty cùng ngành lại ít chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế này bằng chứng là các chỉ số tài chính của ABT, VHC, VHG biến động rất nhẹ, riêng đối với MPC thì năm 2012 này cũng là một năm kinh doanh yếu kém. Tuy nhiên, dù kinh doanh thua lỗ nhưng vòng quay tài sản và hệ số thanh toán nợ của công ty vẫn đứng đầu các doanh nghiệp cùng ngành, hệ số thanh toán nhanh có phần giảm mạnh so với năm trước và chênh lệch khá nhiều với doanh nghiệp cùng ngành. Điều đặc biệt là công ty luôn giữ vững được tỷ số vòng quay hàng tồn kho ở con số cao. Cho thấy hàng hóa ít ứ động, luôn được lưu thông đều đặn. Những điều trên cho ta thấy tuy công ty kinh doanh không có lợi nhuận nhưng việc thanh toán nợ, thanh toán nhanh luôn được giữ vững, không bị mất khả năng thanh khoản.
4.5.4.3 So sánh các tỷ số tài chính năm 2013 của công ty Cầu Tre với các công ty cùng ngành
Theo trang kinh tế và dự báo năm 2013 là năm thứ 6, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng, đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ thập niên 1990 đến nay. Ảnh hưởng của bất ổn kinh tế năm 2012, năm 2013 tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với một số thách thức
- Nguy cơ lạm phát cao, kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm.
- Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
- Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng được sự mong đợi của các doanh nghiệp, do hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại.
Đối diện với tình hình này, công ty Cầu Tre và các công ty cùng ngành chịu ảnh hưởng như thế nào, ta tìm hiểu qua bảng số liệu dưới đây.
90
Bảng 4.20: Các tỷ số tài chính năm 2012 của công ty Cầu Tre với các công ty cùng ngành
Đơn vị tính:%
Các tỷ số Cầu Tre ABT VHC MPC HVG
ROS 0,05 14 3 3 3 ROE 0,22 18 13 20 13 ROA 0,08 12 6 4 4 Vòng quay tài sản 157 89 181 160 135 Vòng quay hàng tồn kho 297 417 432 424 314 Hệ số thanh toán nợ 106 38 8 36 11
Hệ số thanh toán nhanh 43 186 62 61 61
Nguồn: VietstockFinance
Trong năm 2013 các tỷ số ROS, ROE, ROA của công ty Cầu Tre vẫn ở mức rất thấp, chênh lệch rất nhiều so với các công ty cùng ngành, nhưng điều đáng mừng là các tỷ số này không còn ở mức âm như năm 2012, điều này cũng do một phần sự bấp bênh của nền kinh tế năm 2012 đã phần nào được khắc phục. Vòng quay tài sản, vòng quay hàng tồn kho, hệ số thanh toán nợ đều giảm so với năm 2012. Hệ số thanh toán nhanh có phần cao hơn so với năm 2012. Đối với các công ty cùng ngành thì hệ số thanh toán nợ của công ty Cầu Tre cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành, cho thấy khả năng chi trả nợ của công ty trong năm 2013 này là đứng đầu ngành. Trái ngược với điều đó, thì vòng quay hàng tồn kho của công ty lại thấp nhất trong các doanh nghiệp cùng ngành cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho thấp, hàng ứ động với thời gian dài, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty. Hệ số thanh toán nhanh tuy có cao hơn năm 2012 nhưng so với các công ty cùng ngành thì hệ số này vẫn ở mức rất thấp. Cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn còn khá yếu so với các công ty đối thủ cạnh tranh.
91
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU
CẦU TRE 5.1 GIẢI PHÁP LÀM TĂNG DOANH THU
Trong mọi lĩnh vực kinh doanh thì doanh thu luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của mọi công ty. Cầu tre cũng không phải là một ngoại lệ, trong thời kỳ phân tích từ năm 2011- 6/2014. Doanh thu của công ty chỉ đạt cao vào năm 2011 và năm 2012, nhưng đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tình hình doanh thu của công ty đã giảm rất nhiều so với 2 năm trước đó. Và tình hình lợi nhuận từ năm 2012 trở đi cũng đã có sự sụt giảm trầm trọng, khiến cho công ty thua lỗ. Vì vậy mà tình hình cấp bách hiện tại là phải đưa ra những chiến lược giúp cho công ty tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể cần phải làm cho doanh thu tăng lên thông qua một số biện pháp như:
5.1.1 Mở rộng thị trƣờng
Tăng cường mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Với kinh nghiệm và thương hiệu hơn 30 năm trên thị trường trong và ngoài nước, công ty nên tiếp tục mở rộng thị trường nội địa, thay vì chỉ tập trung vao thị trường xuất khẩu như những năm trước. Vì năm 2011 là năm đánh dấu sự thành công mà việc mở rộng thị trường nội địa mang lại. Đồng thời không được bỏ sót nguồn doanh thu dồi dào của thị trường xuất khẩu, nhưng phải tăng cường thêm đội ngũ nghiên cứu thị trường xuất khẩu trước khi mở rộng để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
5.1.2 Nâng cao chất lƣợng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đây là biện pháp để nâng cao thêm uy tín của công ty trên trường quốc tế, làm tiền đề cho hàng hóa tiêu thụ ngày càng nhiều và thị trường ngày càng mở rộng. Đảm bảo chất lượng là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh với đối thủ tại các thị trường trong và ngoài nước khốc liệt như hiện nay. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu thì phải có quá trình kiểm tra, chọn lọc nghiêm ngặt từ bước thu mua nguyên vật liệu cho đến khi thành phẩm. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, xây dựng các quy trình công nghệ hiện đại và được kiểm định vệ sinh về an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nội địa
92
5.1.3 Đẩy mạnh công tác chiêu thị, quảng bá sản phẩm
Tập trung đẩy mạnh công tác chiêu thị, quảng bá sản phẩm, tham gia nhiều hơn các hội nghị, hội chợ để gây sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Vì thị trường nội địa chỉ mới bắt đầu mở rộng trong vài năm trở lại đây. Nên công tác chiêu thị trong nước là rất quan trọng để tăng doanh thu nội địa.
5.2 GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ
Đằng sau việc phải làm tăng doanh thu thì việc đưa ra giải pháp làm giảm chi phí cũng đóng vai trò rất cao trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trong thời kỳ phân tích thì ta thấy tình hình chi phí của công ty tăng rất cao và những năm sau đó cũng chưa khắc phục được khi tình hình chi phí tăng cao mà doanh thu lại tăng trưởng chậm, làm cho lợi nhuận rất thấp. Để khắc phục tình trạng này, ta cần giảm chi phí bằng việc thực hiện một số giải pháp sau:
5.2.1 Giải pháp làm giảm chi phí giá vốn hàng bán
Qua các năm của kỳ phân tích giá vốn hàng bán của công ty luôn ở mức rất cao. Nguyên nhân là do chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào tăng lên liên tục, mang tính chất bấp bênh không ổn định. Để giảm thiểu chi phí giá vốn hàng bán công ty nên có những biện pháp như:
+ Lên kế hoạch thu mua trước nguyên liệu cho năm sau, thiết lập mạng lưới thu mua nguyên vật liệu rộng khắp sang nhiều tỉnh, tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu phải mua với giá cao khi có hợp đồng lớn.
+ Công ty nên xây dựng đội ngũ thu mua nguyên vật liệu chuyên nghiệp riêng cho công ty mình. Đội ngũ này phải có kinh nghiệm trong việc bảo quản nguyên liệu, đảm bảo giữ nguyên liệu tươi sống trước khi đưa vào sản xuất. Đồng thời đội ngũ này nên đến trực tiếp những nơi nuôi trồng hoặc đánh bắt thủy sản, để giảm được chi phí khi thông qua một hệ thống phân phối khác.
5.2.2 Giải pháp làm giảm chi phí bán hàng
Tiếp đến là phải giảm chi phí bán hàng vì đây cũng là chi phí chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Một số biện pháp giảm chi phí bán hàng cụ thể như:
+ Công ty nên có thêm xe chuyên chở hàng hóa và nguyên vật liệu riêng để tiết kiệm được khoảng chi phí thuê ngoài.
+ Cần có kế hoạch kiểm tra máy móc, thiết bị sản xuất định kỳ. Tránh tình trạng bị hư hỏng nặng làm tăng chi phí sản xuất trong kỳ, đồng thời giảm
93
chi phí khấu hao tài sản cố định, giảm được rủi ro không giao kịp hàng khi may móc hư hỏng.
+ Công ty nên quảng bá sản phẩm trên các kênh có chi phí thấp nhưng vẫn hiệu quả như tăng cường quảng cáo trên mạng internet, đài phát thanh, báo, tạp chí…giảm chi phí quảng cáo trên tivi hay các kênh quảng cáo với chi phí cao khác.
5.2.3 Giải pháp làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nên là giải pháp được đưa lên hàng đầu của công ty. Vì trong những năm qua chi phí quản lý doanh nghiệp luôn ở mức rất cao. Một số giải pháp để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp như:
+ Cần có chính sách tiết kiệm trong các khoản công tác phí, đồ dùng trong văn phòng.
+ Công ty cũng nên có những mức phí cụ thể cho các khoản như điện, nước sinh hoạt và sản xuất trong công ty. Xây dựng mức định phí phù hợp đối với chi phí điện thoại, để tiết kiệm chi phí khác.
94
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu tre, ta thấy tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty luôn biến đổi, làm cho lợi nhuận của công ty qua các năm cũng không ổn định. Nhưng trong kỳ phân tích công ty hoạt động không có lợi nhuận cao, đôi khi gây ra thua lỗ khá nặng nề. Chỉ duy nhất năm 2011