Tổng quan về ngành thực phẩm chế biến của Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu cầu tre năm 20116 2014 (Trang 48 - 50)

Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên phù hợp, Việt Nam gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, các sản phẩm chính nhìn chung vẫn còn ở mức sơ chế, gia công chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của ngành, chủ yếu do hạn chế về quy mô vốn, khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại. Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, quá trình đô thị hóa và hệ thống phân phối…, ngành chế biến thực phẩm vẫn còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai.

Sản lượng và doanh thu của ngành thực phẩm chế biến đang tăng trưởng nhanh, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu trong nước. Trong những năm trở lại đây, ngành thực phẩm chế biến Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng và doanh thu của ngành thực phẩm thực phẩm chế biến trong những năm qua có tốc độ phát triển từ 15-22%/năm (báo cáo thường niên của công ty Cầu Tre).

Trong giai đoạn từ năm 2007- 2012 thực phẩm đông lạnh đã trở thành một trong những lựa chọn tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng Việt. Lối sống ngày càng bận rộn và đô thị hóa là động lực chính cho chế biến thực phẩm đông lạnh tăng trưởng trong nước. Tuy nhiên từ năm 2011 trở lại đây, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắc khe về sản phẩm và có ý thức về sức khỏe của mình hơn, buộc các nhà sản xuất phải tập trung nhiều hơn vào chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trên thương trường, và để doanh nghiệp duy trì vị trí hàng đầu của họ thì việc cạnh tranh về hương vị, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là những yếu tố vô cùng quan trọng. Năm 2012 chứng kiến sự hợp tác giữa các công ty trong nước và các tập đoàn toàn cầu, ví dụ như: Vissan và Unitek (Úc) giới thiệu gà chả giò mang thương hiệu Vissan, hay sự hợp tác giữa Cholon Investerment & Import - Export (CHOLIMEX) và Nichirei Corp (Japan) mua 19% giá trị cổ phiếu

36

của Cholomex. Cũng từ năm 2012, các loại thực phẩm chế biến trong thực phẩm chế biến nói chung và đông lạnh nói riêng sẽ phát triển về cải tiến sản phẩm và đổi mới bao bì sau khi hợp tác. Lợi thế cạnh tranh như uy tín thương hiệu, công nghệ và các kênh phân phối được nâng cao trên thị trường.

Bảng 3.1: Doanh thu và tăng trưởng doanh thu thực phẩm chế biến Việt Nam 2007-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thực phẩm chế biến đông lạnh 826 1010 1214 1465 1753 2141 Tăng trưởng(%) - 22,34 20,14 20,71 19,64 22,12 Thực phẩm chế

biến sấy khô

8.929 10.542 12.625 14.925 17.705 20.819

Tăng trưởng(%) - 18,07 19,75 18,22 18,62 17,59

Nguồn: Euromonitor International

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thực phẩm chế biến Việt Nam liên tục tăng từ năm 2007-2012 cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng chú ý đến thực phẩm chế biến. Trong đó thực phẩm đông lạnh được quan tâm nhiều hơn nhờ vào các lợi thế như: tiện lợi sử dụng, giá cả hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng và không chứa chất bảo quản…

Các năm vừa qua ghi nhận sự tăng trưởng khá cao của thực phẩm chế biến đông lạnh từ gia súc. Trong đó, thực phẩm chế biến đông lạnh từ gia cầm, thủy hải sản có dấu hiệu chậm lại. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh khiến các nhà sản xuất buộc phải tăng giá bán và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Doanh thu từ thực phẩm chế biến đông lạnh từ gia cầm, gia súc, thủy hải sản liên tục tăng từ năm 2007-2012 cho thấy xu hướng tiêu dùng thực phẩm chế biến của người Việt ngày càng tăng. Thế mạnh của các nhà sản xuất trong nước chính là đã khai thác chế biến được các chủng loại sản phẩm mang hương vị Việt, góp phần nâng cao giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ có công nghệ của thực phẩm đông lạnh mà các nguồn nguyên liệu, các loại đặc sản tươi ngon được khai thác trên các vùng miền của Việt Nam đã được phân phối tới mọi miền của tổ quốc và vượt ra khỏi biên giới. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của đời sống và xu hưởng tiêu dùng mới

37

trong xã hội, chắc chắn thị trường thực phẩm đông lạnh và chế biến sẵn sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển.

Bảng 3.2: Doanh thu của các ngành hàng thực phẩm chế biến đông lạnh Việt Nam 2007-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thực phẩm chế biến đông lạnh gia cầm 231 297 336 400 466 558 Tăng trưởng(%) - 28,8 13,2 19 16,6 19,7 Thực phẩm chế biến đông lạnh gia súc 38 46 56 66 78 94 Tăng trưởng(%) - 20 20 19,5 17,8 20,6 Thực phẩm chế biến đông lạnh từ thủy hải sản 557 685 822 999 1208 1487 Tăng trưởng(%) - 23 20 21,5 20,9 23,1 Tổng cộng 826,0 1010 1214 1465,6 1753,4 2141,2

Nguồn: Euromonitor International

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu cầu tre năm 20116 2014 (Trang 48 - 50)