THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu cầu tre năm 20116 2014 (Trang 43)

3.2.1 Thuận lợi

Hội đồng quản trị và ban Giám đốc là những người có nhiều kinh nghiệm, có bằng cấp đại học và trên đại học ở các trường danh tiếng trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn tốt, nhạy bén và nhiệt huyết với nghề. Đồng thời công ty có chính sách đào tạo nhân viên, củng cố nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Điều này thúc đẩy nhân viên có sự tự tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công ty có nhiều trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, thường xuyên nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất kinh doanh.

Với lịch sử hình thành hơn 30 năm của công ty, uy tín thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Đồng thời đã mở rộng được nhiều nước sang thị trường thế giới. Có nhiều đối tác nước ngoài trực tiếp sang gặp gỡ tìm hiểu hợp đồng sản xuất kinh doanh và mong muốn hợp tác lâu dài với công ty.

Với tổng diện tích 80.000m2 rất thuận lợi trong việc xây dựng kho bãi và lưu trữ hàng hóa.

Kinh doanh đầu tư đa dạng nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và nhiều mặt hàng nên sự rủi ro của công ty vì thế mà cũng ở mức rất thấp.

Xây dựng được thương hiệu cũng như uy tín trên thương trường quốc tế, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

31

3.2.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì bất kì công ty nào cũng gặp một số khó khăn và Công ty Cầu Tre cũng không là ngoại lệ. Một số khó khăn mà công ty gặp phải như:

Việt Nam gia nhập WTO vừa thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thử thách cho doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt nhất là hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật, rào cản thương mại, chống bán phá giá… của các nước và thực hiện các cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với khách hàng.

Khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và chưa thể phục hồi trong ngắn hạn Sức tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…đã giảm đáng kể, dẫn đến thiếu đơn đặt hàng.

Sức cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế tạo nên áp lực cho ban điều hành công ty và sự e dè trong hoạch định chiến lược những năm tiếp đến.

3.3 MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY CẦU TRE 3.3.1 Môi trƣờng vi mô 3.3.1 Môi trƣờng vi mô

Đối thủ cạnh tranh

Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành chế biến thực phẩm, nên về đối thủ cạnh tranh thì có khá nhiều. Doanh nghiệp muốn thành công trong ngành phải có ít nhất một lợi thế cạnh tranh vượt trội và khác biệt so với các thành viên cùng ngành. Mức độ cạnh tranh của ngành thực phẩm chế biến khá cao với nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường nên hầu như không có doanh nghiệp nào đủ lớn để chi phối thị trường. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 250.000 đơn vị cơ sở chế biến thực phẩm, trong đó có trên 300 nhà máy chế biến thủy hải sản, 24 nhà máy giết mổ và chế biến thịt. Thành phần chủ yếu vẫn là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các doanh nghiệp lớn sở hữu thương hiệu phổ biến không nhiều như Vissan, Cầu Tre, CP Việt Nam, Cholimex, Hạ Long… Và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của công ty Cầu Tre, không chỉ cạnh tranh ở thị trường trong nước mà còn cạnh tranh ở cả thị trường ngoài nước. Bên cạnh những công ty lớn thì cũng không thể bỏ qua sự cạnh tranh đối với các công ty nhỏ, tạo nên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với tình hình cạnh tranh như hiện nay thì việc giữ được vị trí thương hiệu của mình cũng vô cùng khó khăn và thách thức, chính điều này luôn thúc đẩy công ty phải luôn thay đổi chiến lược, thay đổi giá cả phù hợp với thị hiếu thị trường người tiêu dùng. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị kỹ thuật luôn được công ty không ngừng đổi mới và tu

32

sửa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cạnh tranh vừa là khó khăn, thách thức nhưng cũng là động lực giúp cho công ty hoàn thiện hơn để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai.

Khách hàng

Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại thực phẩm chế biến sẵn, mang tính tiện dụng cao và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dinh dưỡng và yêu cầu an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Nên đối tượng của công ty là tất cả những người tiêu dùng trong và ngoài nước, bởi trên thực tế, thực phẩm chế biến đều dễ dàng tiếp cận hầu hết người tiêu dùng ở mọi độ tuổi. Người tiêu dùng Việt dễ thích nghi và tiếp cận với các sản phẩm mới, do đó việc tác động thay đổi thói quen tiêu dùng của các thương hiệu mạnh không khó khăn. Đối tượng chủ yếu mà các doanh nghiệp hướng tới vẫn là giới trẻ. Đối với bất kỳ công ty nào thì khách hàng luôn là yếu tố được quan tâm, vì có khách hàng thì công ty mới có thể tồn tại. Sau hơn 30 năm hoạt động thì công ty đã có số lượng khách hàng trong và ngoài nước khá cao,do sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý và hương vị luôn được cải tiến phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Kèm theo đó, công ty luôn có những chính sách tích cực trong việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng quen thuộc, đồng thời cũng có chiến lược để thu hút nguồn khách hàng mới ở thị trường nội địa.

Nhà cung ứng

Ngành thực phẩm chế biến của công ty có nguồn nguyên liệu chủ yếu là từ hải sản, nông sản, súc sản nên lượng nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào khá đa dạng. Tuy nhiên nhà cung cấp khối lượng lớn, chất lượng ổn định và đồng đều thì không nhiều. Doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường mua thực phẩm số lượng lớn và khả năng thanh toán nhanh, khả năng đàm phán giá dễ dàng và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp không cao. Bản thân doanh nghiệp cũng cóthể tự phát triển vùng nguyên liệu bằng việc đầu tư vào trang trại hoặc liên kết dọc với nông dân… Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu ở mức khá cao, nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, thế mạnh về vốn và kỹ thuật. Bên cạnh đó , do nguyên liệu của công ty là hải sản, nông sản và súc sản nên chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự biến đổi khí hậu, thời tiết và dịch bệnh. Để giảm thiểu rủi ro này, công ty có kế hoạch mua hàng theo mùa, dự trữ hợp lý nguyên liệu, vật liệu đa dạng hóa nguồn cung cấp, và dự phòng thêm nguyên vật liệu thay thế. Với 30 năm kinh nghiệm, công ty luôn dự đoán và phòng ngừa tốt sự biến động của nguyên vật liệu đầu vào và đưa ra kế hoạch

33

mua hàng hợp lý, sản xuất không bị trì trệ, ổn định giá thành, tăng hiệu quả kinh doanh.

Trình độ kỹ thuật, công nghệ

Đối với một công ty với 30 năm kinh nghiệm và quy mô như công ty Cầu Tre thì công nghệ sản xuất giữ vai trò rất quan trọng. Nó cho phép công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho công ty.Trình độ kỹ thuật cao sẽ kéo theo năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, giảm được chi phí sản xuất và nhân công. Với lợi thế có vốn đầu tư nước ngoài cao thì công ty Cầu Tre luôn sở hữu được những máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể sản xuất các sản phẩm đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của thị trường xuất khẩu.

3.3.2 Môi trƣờng vĩ mô

Tình hình chính trị, pháp luật

Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, đảm bảo cho các doanh nghiệp, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định. Các chính sách đó là: Bảo hộ mậu dịch tự do, các chế độ tiền lương, chế độ trợ cấp, phụ cấp cho người lao động. Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của công ty. Các chính sách của nhà nước về hàng hóa mở rộng, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện hoạt động thương mại của mình.

Tình hình chính trị ở Việt Nam được đánh giá là rất ổn định, điều này tạo điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung là Công ty Cầu Tre nói riêng, yên tâm trong việc sản xuất hàng hóa và phát triển quy mô. Chính trị ổn định thì đời sống người dân cũng ổn định, theo đó nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty cũng được đảm bảo.

Pháp luật Việt Nam luôn tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, ban hành nhiều văn bản phù hợp với nền kinh tế. Luật doanh nghiệp luôn được bổ sung và thay đổi để tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi và tốt nhất cho doanh nghiệp. chính phủ luôn đưa ra các biện pháp chế tài nghiêm minh giúp kiểm soát tình trạng in lậu tràn lan, tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh giữa các công ty cùng lĩnh vực hoạt động trong ngành thực phẩm chế biến. Hàng rào thuế quan hạ thấp tạo thêm thuận lợi cho Sản phẩm Cầu Tre đi vào các thị trường ngoài nước mới. Môi trường kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, thị trường được mở rộng trong mối quan hệ chính trị, ngoại giao bình ổn, rào cản thương mại được điều chỉnh, các ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp như ưu đãi về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34

thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất…

Yếu tố kinh tế

Đã là kinh doanh thì dù ở bất kỳ lĩnh vực, thị trường nào thì yếu tố kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế có vai trò quyết định đến sự hình thành phát triển môi trường kinh doanh. Nền kinh tế phát triển cao và mạnh sẽ kéo theo thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, dẫn đến sức mua hàng hóa tăng lên theo. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao thị phần của công ty chiếm lĩnh thị trường, tăng lợi nhuận công ty.

- Tỷ lệ lãi suất và lạm phát

Lãi suất tác động trực tiếp đến cầu sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và công ty Cầu Tre nói riêng, là yếu tố rất quan trọng nếu người tiêu dùng thường xuyên vay để thanh toán các khoản chi tiêu. Năm 2011, lạm phát tăng trưởng trở lại, lãi suất tăng cao, công ty Cầu Tre cũng chịu ảnh hưởng không ít. Đến năm 2012, 2013 tình hình kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, khủng hoảng chưa được khắc phục triệt để khiến cho Cầu Tre gặp rất nhiều khó khăn trong khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mở rộng, đặc biệt là sự biến động của nguồn nguyên liệu khiến chi phí đầu vào của công ty cao làm cho công ty kinh doanh không đem lại lợi nhuận.

- Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với doanh thu chủ yếu từ doanh thu xuất khẩu như Cầu Tre thì yếu tố này cũng vô cùng quan trọng. Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng hóa trong nước giảm giá từ đó làm giảm sức ép từ các công ty nước ngoài, tạo nhiều cơ hội để phát triển sản phẩm. Nhưng từ năm 2011 đến nay tỷ giá hối đoái luôn có những điểm biến đổi tăng giảm phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp trong đó có Cầu Tre cần theo dõi và nắm vững xu hướng vận động của thị trường để đề ra chiến lược cụ thể.

Văn hóa xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa xã hội ngày càng cót ác động mạnh mẽ đến hoạt động của công ty như: tỷ lệ sinh, quy mô gia đình…

Sản phẩm của công ty Cầu Tre sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường xuyên cho mọi độ tuổi của người tiêu dùng. Do vậy, nếu quy mô dân số tăng thì mức độ tiêu dùng cũng tăng, do vậy nên công ty luôn thường xuyên

35

cập nhật các kết quả điều tra dân số, nắm vững tình hình, từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước.

Công ty tổ chức các cuộc điều tra về chất lượng sản phẩm, phân tích tập quán tiêu dùng, nhu cầu thị hiếu, mong muốn về sản phẩm mới. Từ đó công ty có những nghiên cứu cải tiến, đưa ra thị trường những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng theo từng thị trường, từng độ tuổi, thu nhập…

3.4 NGÀNH THỰC PHẨM CHẾ BIẾN VÀ VỊ THẾ CỦA CÔNG TY CẦU TRE

3.4.1 Tổng quan về ngành thực phẩm chế biến của Việt Nam

Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên phù hợp, Việt Nam gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, các sản phẩm chính nhìn chung vẫn còn ở mức sơ chế, gia công chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của ngành, chủ yếu do hạn chế về quy mô vốn, khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại. Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, quá trình đô thị hóa và hệ thống phân phối…, ngành chế biến thực phẩm vẫn còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai.

Sản lượng và doanh thu của ngành thực phẩm chế biến đang tăng trưởng nhanh, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu trong nước. Trong những năm trở lại đây, ngành thực phẩm chế biến Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng và doanh thu của ngành thực phẩm thực phẩm chế biến trong những năm qua có tốc độ phát triển từ 15-22%/năm (báo cáo thường niên của công ty Cầu Tre).

Trong giai đoạn từ năm 2007- 2012 thực phẩm đông lạnh đã trở thành một trong những lựa chọn tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng Việt. Lối sống ngày càng bận rộn và đô thị hóa là động lực chính cho chế biến thực phẩm đông lạnh tăng trưởng trong nước. Tuy nhiên từ năm 2011 trở lại đây, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắc khe về sản phẩm và có ý thức về sức khỏe của mình hơn, buộc các nhà sản xuất phải tập trung nhiều hơn vào chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trên thương trường, và để doanh nghiệp duy trì vị trí hàng đầu của họ thì việc cạnh tranh về hương vị, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là những yếu tố vô cùng quan trọng. Năm 2012 chứng kiến sự hợp tác giữa các công ty trong nước và các tập đoàn toàn cầu, ví dụ như: Vissan và Unitek (Úc) giới thiệu gà chả giò mang thương hiệu Vissan, hay sự hợp tác giữa Cholon Investerment & Import - Export (CHOLIMEX) và Nichirei Corp (Japan) mua 19% giá trị cổ phiếu

36

của Cholomex. Cũng từ năm 2012, các loại thực phẩm chế biến trong thực phẩm chế biến nói chung và đông lạnh nói riêng sẽ phát triển về cải tiến sản phẩm và đổi mới bao bì sau khi hợp tác. Lợi thế cạnh tranh như uy tín thương hiệu, công nghệ và các kênh phân phối được nâng cao trên thị trường.

Bảng 3.1: Doanh thu và tăng trưởng doanh thu thực phẩm chế biến Việt Nam 2007-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thực phẩm chế biến đông lạnh 826 1010 1214 1465 1753 2141 Tăng trưởng(%) - 22,34 20,14 20,71 19,64 22,12 Thực phẩm chế

biến sấy khô

8.929 10.542 12.625 14.925 17.705 20.819

Tăng trưởng(%) - 18,07 19,75 18,22 18,62 17,59

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu cầu tre năm 20116 2014 (Trang 43)