Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nên là giải pháp được đưa lên hàng đầu của công ty. Vì trong những năm qua chi phí quản lý doanh nghiệp luôn ở mức rất cao. Một số giải pháp để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp như:
+ Cần có chính sách tiết kiệm trong các khoản công tác phí, đồ dùng trong văn phòng.
+ Công ty cũng nên có những mức phí cụ thể cho các khoản như điện, nước sinh hoạt và sản xuất trong công ty. Xây dựng mức định phí phù hợp đối với chi phí điện thoại, để tiết kiệm chi phí khác.
94
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu tre, ta thấy tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty luôn biến đổi, làm cho lợi nhuận của công ty qua các năm cũng không ổn định. Nhưng trong kỳ phân tích công ty hoạt động không có lợi nhuận cao, đôi khi gây ra thua lỗ khá nặng nề. Chỉ duy nhất năm 2011 lợi nhuận của công ty đạt cao, còn năm 2012 thì lợi nhuận lại lỗ nặng nề, sang năm 2013 tuy không còn kinh doanh thua lỗ nhưng lợi nhuận đem lại là vô cùng thấp. Sự giảm sút này là do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan gây nên.
Nguyên nhân chủ quan là do công ty chưa sử dụng triệt để nguồn nhân lực cũng như chưa sử dụng hiệu quả nguồn tài sản sẵn có của mình. Công ty còn chưa mạnh dạn trong việc chuyển dịch tỷ trọng giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Công ty quá chú trọng đến thị trường xuất khẩu trong khi những năm gần đây, thị trường của Nhật Bản và các nước Châu Âu ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt. Việc quảng bá hình ảnh thương hiệu ở các thị trường nội địa mới cũng còn nhiều hạn chế, sản phẩm của công ty ở thị trường nội địa mới chưa được biết đến một cách phổ biến, ngoài ra việc các loại chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính tăng với tốc độ cao, đã gây ra sự mất cân đối giữa doanh thu và chi phí, tại nên lợi nhuận thấp. Nguyên nhân khách quan làm cho lợi nhuận của công ty năm 2012, 2013 và 6 tháng 2014 luôn mức thua lỗ và thấp so với năm 2011 là do nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, giá mua nguyên vật liệu tăng cao đột ngột, làm cho chi phí bán hàng tăng. Trong khi việc cạnh tranh về giá bán sản phẩm ở thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, Mỹ Châu Âu và một số nước Châu Á ngày càng gay gắt. Ngoài ra, việc lợi nhuận sau thuế của công ty giảm còn do chi phí bán hàng và chi phí từ các hoạt động khác tăng cao.
Nhìn chung, tình hình lợi nhuận của công ty từ năm 2012 trở về sau giảm mạnh so với năm 2011 chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan nêu trên. Nhưng sự thua lỗ nặng ở năm 2012 không làm cho hoạt động kinh doanh của công ty bị trì trệ, mặc dù toàn thể công ty phải gặp không ít khó khăn với sự thua lỗ này.Việc tiếp tục duy trì hoạt động với lợi nhuận năm 2013 cao hơn 2014, lợi nhuận 6 tháng 2014 cao hơn 6 tháng 2013 đã cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc khắc phục tình hình kinh doanh, nâng cao lợi nhuận cho Cầu Tre.
95
Bên cạnh những hạn chế và khó khăn mà công ty phải đối mặt trong những năm vừa qua, thì công ty vẫn có một số lợi thế và điểm mạnh cần được tiếp tục phát huy trong những năm tới. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên dồi dào, có đội ngũ ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, trình độ học vấn cao, nhiệt tình trong công việc, năng động trong quản lý. Chính những chính sách ưu đãi dành cho công nhân viên trong những năm qua luôn được duy trì đều đặn, làm cho công nhân viên gắn bó lâu dài với công ty, không lo sợ thiếu hụt nguồn nhân lực trong tương lai. Đồng thời uy tín hơn 30 hoạt động cũng đem lại không ít thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Đó là thế mạnh mà nhiều công ty muốn đạt được. Tuy trong những năm qua gặp một số khó khăn ngoài dự tính, nhưng với sự nổ lực của công ty đang làm cho kết quả hoạt động có dấu hiệu phục hồi và sẽ vươn xa hơn trong thời gian sắp tới.
6.2 KIẾN NGHỊ
Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý của công ty đồng thời cũng là vấn đề sống còn của công ty. Để duy trì và phát triển thì trước hết đòi hỏi công ty phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nghĩa là phải kinh doanh đem lại lợi nhuận ngày càng tăng cao so với năm trước đó. Qua thời gian thực tập ở công ty, được tiếp xúc với tình hình thực tế. Em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
6.2.1 Kiến nghị đối với công ty
Công ty nên tạo nhiều mối quan hệ với các tổ chức tín dụng để có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp nhằm tiết kiệm được chi phí hoạt động tài chính.
Công ty nên có chính sách đào tạo chuyên môn tay nghề đối với cán bộ nhân viên ở bộ phận kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo những sản phẩm khi xuất ra thị trường là những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng thêm đội ngũ chuyên về công tác dự báo, theo dõi quá trình sản xuất để có thể nắm bắt kịp thời những sự cố xảy ra và điều chỉnh nó một cách nhanh nhất.
Công ty nên xem xét việc đầu tư vào các ngành phụ khác như kinh doanh bất động sản hay vật liệu xây dựng, thay vì chỉ chú trọng sản xuất 3 ngành nghề sản xuất chế biến hải sản, sản xuất chế biến thực phẩm và trà. Vì công ty đã từng thử sức với kinh doanh bất động sản và đem lại doanh thu khá cao cho công ty năm 2012, với sự phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thì kinh doanh vật liệu xây dựng cơ hội thành công rất cao, đồng thời với diện tích quy mô rộng có thể xây kho bãi cho
96
ngành vật liệu xây dựng. Đồng thời công ty nên sản xuất một số sản phẩm với mức giá thấp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng ở mức cho phép, để kích cầu đối với đối tượng khách hàng có thu nhập thấp.
Nên quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình thông qua các chương trình tài trợ như chương trình từ thiện…
6.2.2 Kiến nghị đối với nhà nƣớc
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ về thuế suất, về thủ tục hải quan, có chính sách ưu đãi về thuế, giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho việc xuất khẩu
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng thông thoáng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
- Đàm phán thuyết phục các nước giảm bớt hàng rào bảo hộ mậu dịch, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu. Tổ chức các tuần lễ hàng Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu chủ yếu nhằm quảng bá rộng rãi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Thanh Lan, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân Toàn Thịnh 2006-2008. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ.
2. Thái Hồ Diệu Hiền, 2010. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang AnGiMex.
3. Huỳnh Châu Yến, 2008 luận văn tốt nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Cafatex.
4. Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre. Báo cáo thường niên 2011
5. Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre. Báo cáo thường niên 2012
6. Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre. Báo cáo thường niên 2013
7. Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre. Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014
8. Bùi Văn Trịnh, 2010. Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Đại Học Cần Thơ.
9. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh : nhà xuất bản Thống Kê.
10.Trịnh Văn Sơn, 2005. Giáotrình Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Huế.
Tài liệu website:
11.Euromonitor International. Trang web www.euromonitor.com 12.Vietstock refresh always. Trang web finance.vietstock.vn 13.Cổ phiếu 68. Trang web cophieu68.vn
98
PHỤ LỤC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CẦU TRE Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chênh lệch lợi nhuận giữa năm 2012 so với năm 2011
Ảnh hưởng của doanh thu thuần:
Thế lần 1 : LN (1) = DTT12 – GVHB11 – CPBH11 – CPQLDN11 + DTHDTC11 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 79.657 triệu đồng.
DTT = LN (1) – LN11 = DTT12 – DTT11 =779.594. -745.677 = 33.917 triệu đồng.
Qua đó cho thấy doanh thu thuần tăng làm cho lợi nhuận tăng lên 33.917 triệu đồng.
Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:
Thế lần 2 : LN (2) = DTT12 – GVHB12 – CPBH11 – CPQLDN11 + DTHDTC11 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = 25.686 triệu đồng
ΔGVHB = LN (2) – LN (1) = -GVHB12 + GVHB11 = -53.971 triệu đồng. Qua đó cho thấy giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận giảm -53.971 triệu đồng.
Ảnh hưởng của chi phí bán hàng:
Thế lần 3 : LN (3) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN11 + DTHDTC11 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 =.-33.096 triệu đồng
ΔCPBH = LN (3) – LN (2) = – CPBH12 + CPBH11 = -88.772+ 29.989= - 58.783 triệu đồng.
Qua đó cho thấy chi phí bán hàng tăng, làm cho lợi nhuận công ty giảm 58.783 triệu đồng.
Ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp:
Thế lần 4 : LN(4) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHDTC11 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = -75.941 triệu đồng.
ΔCPQLDN = LN (4) – LN (3) = – CPQLDN12 + CPQLDN11 = -78.684 + 35.840 = -42.844 triệu đồng.
Qua đó cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm cho lợi nhuận giảm 42.844 triệu đồng.
99
Ảnh hưởng của doanh thu hoạt động tài chính:
Thế lần 5 : LN (5) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHDTC12 – CPTC11 + TNK11 – CPK11 = -77.336triệu đồng.
ΔDTHDTC = LN (5) – LN (4) = DTHDTC12 - DTHDTC11 = -1.395 triệu đồng.
Qua đó ta thấy doanh thu của hoạt động tài chính giảm làm cho lợi nhuận giảm 1.395 triệu đồng.
Ảnh hưởng của chi phí hoạt động tài chính:
Thế lần 6 : LN (6) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHDTC12 – CPTC12 + TNK11 – CPK11 = -75.863 triệu đồng.
ΔCPTC = LN (6) – LN (5) = – CPTC12 + CPTC11 = 1.472 triệu đồng Qua đó cho thấy chi phí hoạt động tài chính giảm làm cho lợi nhuận tăng 1.472. triệu đồng.
Ảnh hưởng của thu nhập khác:
Thế lần 7 : LN (7) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHDTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK11 = -77.351 triệu đồng.
ΔTNK = LN(7) – LN(6) = TNK12 – TNK11 = -1.488 triệu đồng
Qua đó cho thấy thu nhập khác giảm làm cho lợi nhuận giảm 1.488 triệu đồng.
Ảnh hưởng của chi phí khác:
Thế lần 8 : LN (8) = DTT12 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHDTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = -77.417 triệu đồng
ΔCPK = LN (8) – LN (7) = – CPK12 + CPK11 = -65 triệu đồng
Qua đó cho ta thấy chi phí khác tăng làm cho lợi nhuận giảm 65 triệu đồng.
Tổng hợp các nhân tố
Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chênh lệch lợi nhuận giữa năm 2013 so với năm 2012
Ảnh hưởng của doanh thu thuần:
Thế lần 1 : LN (1) = DTT13 – GVHB12 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHDTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = -259.332 triệu đồng
100
Qua đó cho thấy doanh thu thuần giảm làm cho lợi nhuận giảm 181.915 triệu đồng
Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:
Thế lần 2 : LN (2) = DTT13 – GVHB13 – CPBH12 – CPQLDN12 + DTHDTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = -43.354 triệu đồng
GVHB = LN (2) – LN (1) = – GVHB13 + GVHB12 = 215.978 triệu đồng.
Qua đó cho ta thấy giá vốn hàng bán giảm làm cho lợi nhuận tăng 215.977 triệu đồng.
Ảnh hưởng của chi phí bán hàng:
Thế lần 3 : LN (3) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN12 + DTHDTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = -17.524 triệu đồng
ΔCPBH = LN (3) – LN (2) = – CPBH13 + CPBH12 = 25.830 triệu đồng. Qua đó ta thấy chi phí bán hàng giảm làm cho lợi nhuận tăng 25.830 triệu đồng.
Ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp:
Thế lần 4: LN (4) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHDTC12 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = -2.242 triệu đồng
ΔCPQLDN = LN (4) – LN (3) = - CPQLDN13 + CPQLDN12 = 15.283 triệu đồng.
Qua đó ta thấy chi phí quản lí doanh nghiệp giảm làm cho lợi nhuận tăng 15.283 triệu đồng
Ảnh hưởng của doanh thu hoạt động tài chính:
Thế lần 5 : LN (5) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHDTC13 – CPTC12 + TNK12 – CPK12 = 571 triệu đồng
ΔDTHDTC = LN (5) – LN (4) = DTHDTC13 – DTHDTC12 = 2.813 triệu đồng
Qua đó ta thấy doanh thu hoạt động tài chính tăng làm cho lợi nhuận tăng 2.813 triệu đồng
Ảnh hưởng của chi phí tài chính:
Thế lần 6 : LN (6) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHDTC13 – CPTC13 + TNK12 – CPK12 = -631 triệu đồng.
101
Qua đó ta thấy chi phí tài chính tăng làm cho lợi nhuận giảm 1.202 triệu đồng.
Ảnh hưởng của thu nhập khác:
Thế lần 7 : LN (7) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHDTC13 – CPTC13 + TNK13 – CPK12 = 1.047 triệu đồng.
ΔTNK = LN(7) – LN(6) = TNK13 – TNK12 = 1.677 triệu đồng.
Qua đó ta thấy thu nhập khác tăng làm cho lợi nhuận tăng 1.677 triệu đồng.
Ảnh hưởng của chi phí khác:
Thế lần 8 : LN (8) = DTT13 – GVHB13 – CPBH13 – CPQLDN13 + DTHDTC13 – CPTC13 + TNK13 – CPK13 = 1.019 triệu đồng.
ΔCPK = LN (8) – LN (7) = – CPK13 + CPK12 = -28 triệu đồng.
Qua đó cho thấy chi phí khác tăng làm cho lợi nhuận giảm 28 triệu đồng.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chênh lệch lợi nhuận giữa 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013
Ảnh hưởng của doanh thu thuần:
Thế lần 1 : LN (1) = DTT6T.14 – GVHB6T.13 – CPBH6T.13 – CPQLDN6T.13 + DTHDTC6T.13 – CPTC6T.13 + TNK6T.13 – CPK6T.13 = -15.927 triệu đồng.
ΔDTT = LN (1) – LN6T.13 = DTT6T.14 – DTT6T.13 = 6.816 triệu đồng. Qua đó cho thấy doanh thu thuần tăng làm cho lợi nhuận tăng 6.816 triệu đồng.
Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:
Thế lần 2 : LN (2) = DTT6T.14 – GVHB6T.14 – CPBH6T.13 – CPQLDN6T.13 + DTHDTC6T.13 – CPTC6T.13 + TNK6T.13 – CPK6T.13 = -13.813 triệu đồng
GVHB = LN (2) – LN (1) = – GVHB6T.14 + GVHB6T.13 = 2.114 triệu đồng.
Qua đó cho thấy giá vốn hàng bán giảm lmf cho doanh thu tăng 2.114 triệu đồng.
Ảnh hưởng của chi phí bán hàng:
Thế lần 3 : LN (3)= DTT6T.14 – GVHB6T.14 – CPBH6T.14 – CPQLDN6T.13 + DTHDTC6T.13 – CPTC6T.13 + TNK6T.13 – CPK6T.13 = -5.056 triệu đồng.
102
ΔCPBH = LN (3) – LN (2) = – CPBH6T.14 + CPBH6T.13 = 8.758 triệu đồng.
Qua đó cho thấy chi phí bán hàng giảm làm cho lợi nhuận tăng 8.757 triệu đồng.
Ảnh hưởng chi phí quản lý doanh nghiệp:
Thế lần 4: LN (4) = DTT6T.14 – GVHB6T.14 – CPBH6T.14 – CPQLDN6T.14 + DTHDTC6T.13 – CPTC6T.13 + TNK6T.13 – CPK6T.13 = 1.975 triệu đồng.
ΔCPQLDN = LN (4) – LN (3) = - CPQLDN6T.14 + CPQLDN6T.13 = 7.013 triệu đồng.
Qua đó cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp giảm làm cho lợi nhuận tăng 7.013 triệu đồng.
Ảnh hưởng doanh thu hoạt động tài chính:
Thế lần 5 : LN (5) = DTT6T.14 – GVHB6T.14 – CPBH6T.14 – CPQLDN6T.14 + DTHDTC6T.14 – CPTC6T.13 + TNK6T.13 – CPK6T.13 = -2.304 triệu đồng.
ΔDTHDTC = LN (5) – LN (4) = DTHDTC6T.14 – DTHDTC6T.13 = -4.261.