Vị trí, đặc điểm của chương “Điện học” Vật lý 9 THCS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương điện học lớp 9 trung học cơ sở theo tinh thần dạy học dự án (PBL) luận văn (Trang 37 - 39)

Chương trình Vật lý 9 thuộc giai đoạn hai của chương trình THCS. Chương trình Vật lý 9 có vị trí quan trọng vì là lớp kết thúc bậc học này, do đó nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được qui định ở chương trình Vật lý THCS. Vật lý 9 nhằm cung cấp cho học sinh ở bậc THCS những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tự nhiên, kỹ thuật, tạo điều kiện phát triển các năng lực của HS ở mức độ cao hơn, cũng như nắm được những phương pháp tư duy khoa học, khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được, giúp HS có cái nhìn khái quát, có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn.

Trong chương 1 Vật lý 9 cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản nhất về Điện học ở phần Vật lý cổ điển như mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, điện trở là gì, công suất điện, các biện pháp sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện năng,...

Phần "Điện học" là một phần quan trọng của chương trình vật lý 9,chiếm 21/70 tiết học theo phân phối chương trình. Phần này gồm 12 bài xây dựng kiến thức mới(12 tiết) và 03 bài tập vận dụng (03 tiết), 03 bài thực hành(03 tiết), 02 tiết ôn tập, 01 tiết kiểm tra. Trong phần "Điện học" có khái niệm được xây dựng khá

hoàn chỉnh cả về mặt định tính lẫn định lượng là Định luật Ohm, Định luật Jun- Lentz, năng lượng điện, các kiến thức còn lại chủ yếu là vận dụng hai khái niệm này.

Cấu trúc mỗi bài gồm có các phần cơ bản:

Phần giới thiệu vào bài: Phần này thường được in chữ nhỏ ở đầu bài, GV không nhất thiết phải dùng phần này để vào bài mà có thể đặt tình huống khác tùy theo đối tượng, tùy hoàn cảnh.

Phần nội dung chính: Đây là phần quan trọng được trình bày dưới dạng các câu hỏi C1,C2,... HS sẽ lần lượt trả lời và rút ra kiến thức cần học trong bài. Đây là phần bắt buộc học sinh phải chiếm lĩnh được.

Phần tóm tắt kiến thức: Là phần in đậm khác biệt giúp HS hệ thống lại kiến thức cơ bản.

Phần luyện tập: là phần vận dụng gồm câu hỏi lý thuyết, bài tập.

Phần đọc thêm: Nội dung của phần này không nằm trong quy định của chương trình mà nhằm giúp HS mở rộng sự hiểu biết của mình.

Đặc điểm của phần "Điện học"

Ở chương trình Vật lý lớp 7 HS đã được về Điện học nhưng với nội dung chủ yếu là những khái niệm định tính đơn giản, không có kiến thức định lượng. Ở chương trình Vật lý 9 là phần kiến thức về Điện học ở mức độ định lượng đơn giản, và phát triển kiến thức định tính đơn giản ở lớp 7, ngoài ra còn có rất nhiều ứng dụng trong khoa học - kỹ thuật và trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy đòi hỏi GV khi giảng dạy phần này phải nghiên cứu về phương pháp để giúp cho HS có được năng lực thực hành, niềm say mê nghiên cứu khoa học và kỹ năng ứng dụng kiên thức đã chiếm lĩnh được vào cuộc sống.

2.l.2. Mục tiêu dạy học chương “Điện học”[1],[3] 2.1.2.1 Mục tiêu chung của chương “Điện học”[1] Chương: "Điện học"

Kiến thức:

Chương “Điện học” lớp 9 trang bị cho HS các kiến thức về điện ở mức độ định lượng đơn giản, phát triển các kiến thức định tính đơn giản ở lớp 7 bao gồm các kiến thức như mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây, định luật ohm cho đoạn mạch thuần nhất, khái niệm

về điện trở, điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp, song song, hình thành các khái niệm về công suất điện, điện năng tiêu thụ,...

Trong chương này ngoài những kiến thức về khoa học, các em còn được học những kiến thức được ứng dụng trong đời sống như cách tính điện năng từ đó HS có thể tính được điện năng do nhà mình sử dụng, HS còn học được cách sử dụng điện, một cách an toàn, tiết kiệm. Đây là nội dung ứng dụng thực tế trong đời sống, gây được sự hứng thú học bộ môn của HS.

Kỹ năng:

Kỹ năng vận dụng tri thức chiếm lĩnh được vào khoa học kỹ thuật, thực tế cuộc sống.

Kỹ năng làm thực nghiệm tại phòng thí nghiệm để chiếm lĩnh được các kiến thức định tính.

Kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm Power Point (trình bày văn bản, chèn hình ảnh, phim,....).

Kỹ năng nghiên cứu, làm việc theo nhóm, tìm hiểu tài liệu từ nhiều nguồn như sách, internet,....

Thái độ:

Giáo dục niềm say mê nghiên cứu khoa học, biết cách khai thác, sử dụng hợp lý các kiến thức, hình ảnh, tư liệu trên mạng, sách báo trong từng dự án cụ thể. Giáo dục ý thức tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là tiết kiệm năng lượng, ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng, an toàn trong sử dụng điện năng.

Tư duy:

Giáo dục tư duy bậc cao khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được và đánh giá, khả năng tư duy trừu tượng, khái quát để rút ra các khái niệm, các quy tắc, quy luật, định luật.

Giáo dục khả năng xây dựng phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết hoặc hệ quả, khả năng phát hiện mối quan hệ giữa đại lượng này với một đại lượng vật lý, đối với các đại lượng trong một định luật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương điện học lớp 9 trung học cơ sở theo tinh thần dạy học dự án (PBL) luận văn (Trang 37 - 39)