Kỹ thuật đặt bộ câu hỏi định hướng[29]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương điện học lớp 9 trung học cơ sở theo tinh thần dạy học dự án (PBL) luận văn (Trang 26 - 27)

Việc đặt câu hỏi phải bám sát mục tiêu dự án, câu hỏi khái quát phải là một câu hỏi mở có tính khái quát cả phần kiến thức được học và có tính kích thích, gây tò mò mà bản thân HS muốn tìm hiểu. Câu hỏi bài học cũng là câu hỏi mở nhưng độ mở nhỏ hơn câu hỏi khái quát phải có từ hai đáp án đúng trở lên. Câu hỏi nội dung phải là câu đơn nghĩa, chỉ một đáp án đúng, câu hỏi phải bám sát mục tiêu bài học đồng thời bổ trợ được câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát.

Xuất phát từ nội dung bài học và mục tiêu cần đạt cũng như dựa trên ý tưởng hình thành dự án có lưu ý đến đối tượng thực hiện và điều kiện trang thiểt bị hiện có mà ta thực hiện quy trình xây dựng từng loại câu hỏi theo thứ tự tính khái quát của câu hỏi giảm dần :

Xây dựng câu hỏi khái quát: Giáo viên cần nhìn thấy những vấn đề trong cuộc sống, nhất là những vấn đề mang tính thời sự có liên quan nhiều đến nội dung cần dạy. Câu hỏi khái quát phải gợi lên suy nghĩ liên môn và định hướng trong suốt quá trình thực hiện dự án hay môn học,...

Xây dựng câu hỏi bài học : Giáo viên cần lưu ý đến khả năng tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng sống và ứng dụng tri thức chiếm lĩnh để giải quyết các vấn đề cuộc sống,...Câu hỏi khái quát hay bài học đều có tính mở, đều hướng tới kỹ năng tư duy bậc cao, là câu hỏi quan trọng xuyên qua nội dung và hướng tới trọng tâm bài học.

Xây dựng câu hỏi nội dung : Giáo viên cần chú trọng đến kiến thức khung sao cho các câu hỏi này hỗ trợ học sinh giải quyết được câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát.

GV muốn phát triển câu hỏi của mình hãy thử như sau. Dùng bảng danh mục dưới đây để xác định liệu mỗi câu hỏi đó có đáp án mở hay không? Liệu có

kích thích HS suy nghĩ thật sự hay không?

- Câu hỏi có thể dùng cho thảo luận ban đầu hoặc cho một vấn đề khó hay không?

- Những câu hỏi này có phát huy kích thích óc tò mò, khuyến khích khám phá ý tưởng hay khiến HS quan tâm không?

- Những câu hỏi này có đặt ra thách thức hợp lý, có đòi hỏi HS tự hình thành ý nghĩa cùng với những thông tin mà các em đã thu thập được không?

- Những đối tượng khác nhau có trả lời câu hỏi đó theo cách khác nhau hay không, câu hỏi có cho phép các cách tiếp cận sáng tạo và đáp án duy nhất không?

- Câu hỏi có đòi hỏi HS trả lời “tại sao” và “như thế nào” không?

- Câu hỏi có giúp mở điểm mấu chốt của môn học không?

- Câu hỏi có liên quan đến một khía cạnh nào đó về cuộc sống của HS không?

- Câu hỏi có đòi hỏi HS phân tích tư duy của chính các em không?

Khi GV đã tiến hành đánh giá các câu hỏi, hãy sửa chữa và sắp xếp lại nếu thấy cần thiết. Nên nhớ hãy diễn đạt bằng ngôn ngữ hấp dẫn đối với HS. Hãy để câu hỏi của thầy cô mở ra mọi lúc và khi thích hợp hãy cho HS tự phát triển câu hỏi.

Việc xây dựng thành công bộ câu hỏi định hướng sẽ góp phần không nhỏ dến chất lượng dạy học theo PBL.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương điện học lớp 9 trung học cơ sở theo tinh thần dạy học dự án (PBL) luận văn (Trang 26 - 27)