Kết luận chương
THỊ ĐƯỜNG PHÂN BỐ TẦN SUẤT TÍCH LŨY CỦA NHÓM ĐC VÀ TN
TN
Từ bảng 4 cho thấy: Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC, nhưng điều này chưa đủ cơ sở để khẳng định chất lượng học tập của HS ở lớp TN tốt hơn ở lớp ĐC. Vậy sự chênh lệch đó có phải do dạy học theo PBL đã thật sự tốt hơn so với dạy học theo truyền thống hay do ngẫu nhiên mà có? Để khẳng định chất lượng học tập ở lớp TN tốt là do dạy học theo tinh thần dạy học dự án, chúng tôi tiếp tục xử lý số liệu TNSP bằng phương pháp kiểm định thống kê.
Kiểm định thống kê
Giả thuyết H0: Nếu XTN = XĐClà giả thuyết thống kê ( hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên, không thực chất).
Giả thuyết H1: Neu XTN> XĐClà đối lập với giả thuyết thống kê, sự khác nhau giữa XTNlớp thực nghiệm và XĐClớp đối chứng là do tác động của phương pháp mới mà có chứ không phải do ngẫu nhiên ( dạy học theo PBL thực sự tốt hơn PPDH thông thường).
Chọn mức ý nghĩa a = 0,05. Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại lượng kiểm định t, với Trong đó: NTN = 90, Nec = 90; S2 TN = 3.24, S2 ĐC= 2.53, XTN= 6.01 , ĐC X = 6.81 ĐC ĐC TN TN ĐC TN N S N S X X t 2 2 + − =
→ đại lượng kiểm định thu được sau TNSP là t = 3.15 Với a =0.05, ta tìm giá trị giới hạn tα:
Tra bảng các giá trị Laplace ta có ta = 1,65
So sánh t và tα ta thấy: t > tα . Vậy với mức ý nghĩa α = 0.05, giả thuyết Ho bị bác bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy XTN> XĐClà thực chất, không phải do ngẫu nhiên mà có. Nghĩa là dạy học theo PBL thực sự có hiệu quả hơn phương pháp dạy học truyền thống.
Kết luận sau TN định lượng:
Điểm trung bình cộng của HS ở lớp thực nghiệm (6,81) cao hơn ở lớp đối chứng (6.01) với độ chính xác 0,05 và có t > tα . Điều đó chứng tỏ dạy học Vật lý theo tinh thần dạy học dự án thực sự có hiệu quả hơn so với dạy học truyền thống.
Hệ số biến thiên giá trị điểm số của lớp thực nghiệm (23.4) nhỏ hơn ở lớp đối chứng (29.9), nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ, nên kết quả đạt được ở lớp thực nghiệm đồng đều hơn.
Đồ thị cột phân bổ tổng học sinh đạt điểm Xj theo điểm số giữa lớp TN và lớp ĐC cho thấy chất lượng học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức có được vào thực tế, cũng như các kỹ năng tư duy bậc cao của lớp TN tốt hơn nhiều so với lớp ĐC.
Đồ thị tần số luỹ tích của hai lớp TNSP cho thay: Do thị tần sổ tích lũy ở lớp TN nằm về bên phải so với đồ thị tích lũy của lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của ở lớp TN thực sự tốt hơn ở lớp ĐC.
3.5.2.3.Sản phẩm thu được của nhóm HS sau khi thực hiện dự án ở lớp TN
(Xem ở phần phụ lục)
Kết luận chương 3
Kết quả thực nghiệm sư phạm của việc dạy học một số kiến thức phần “Điện học” lớp 9 THCS, trên cơ sở dạy học theo tinh thần dạy học dự án đã cho phép chúng ta khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu là thuyết phục thể hiện qua các điểm sau:
Các bước của tiến trình dạy học Vật lý theo tinh thần dạy học dự án ở một số kiến thức có nhiều ứng dụng thực tế, có tính thực nghiệm cao là phù hợp và khả thi. Việc sử dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án trong dạy học Vật lý đã tạo cho học sinh động cơ hoạt động tích cực, gây hứng thú cho các em ở mức độ cao,
45. . 0 2 05 . 0 * 2 1 2 2 1 ) (tα = − a = − = ϕ
kích thích tính tò mò, óc sáng tạo và lòng ham hiểu biết một cách tự giác, đặc biệt là phát triển khả năng tư duy bậc cao ở học sinh như tự chiếm lĩnh kiến thức, khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá,...
Tiến trình dạy học dựa trên dự án ở một số kiến thức vật lý bậc THCS giúp học sinh hiểu được kiến thức một cách chắc chắn hơn, khắc sâu cao hơn, vận dụng tri thức tự chiếm lĩnh vào giải quyết các tình huống cụ thể linh hoạt và hiệu quả hơn. Kêt quả các bài kiểm tra tổng hợp cho phép chúng ta khẳng định rằng: Việc sử dụng phương pháp dạy học theo tinh thần dạy học theo dự án đã góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Vật lý ở trường phổ thông.
Qua thực nghiệm sư phạm cho thấy việc khai thác thế mạnh của các phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt là phương pháp dạy học theo tinh thần dạy học dự án thì ngoài việc các em đạt được mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học, HS ở lớp TN còn có thêm những kỹ năng như: làm việc nhóm, tự chiếm lĩnh tri thức một cách tự giác hứng thú, biết đánh giá và tự đánh giá, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, ứng dụng CNTT, báo cáo giới thiệu sản phẩm trước đám đông,... Từ đó cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với giáo viên Vật lý:
Khả năng sử dụng các thiết bị, thí nghiệm.
- Sự đầu tư công phu về kịch bản của tiến trình dạy học, xây dựng bộ câu hỏi định hướng và các giải pháp sư phạm đề ra. Sự khéo léo, linh hoạt trong việc chọn tên dự án, ý tưởng, xây dựng bộ câu hỏi khung, triển khai và điều khiển tiến trình dạy học.
- Tổ chức, điều hướng và giám sát chặt chẽ mọi hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình thực hiện dự án.
Vậy trong quá trình dạy học Vật lý cũng như các bộ môn khoa học khác thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Phần kiến thức có tính thực nghiệm hay có nhiều ứng dụng thực tế cuộc sống. + Cơ sở vật chất, tài chính phù hợp. Các phòng bộ môn phải có trang thiết bị dạy học hiện đại.
+ GV được tập huấn phương pháp dạy học theo tinh thần dạy học dự án, học sinh phải có kiến thức cơ bản ứng dụng CNTT.
thường xuyên.