Kết luận chương
3.5.2.1 Đánh giá định tính hoạt động nhận thức của HS trong quá trình thực hiện dự án
thuyết phục cao trong hoạt động nhận thức của từng học sinh.
Mặt khác, đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông hiện nay rất quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá phương tiện đạy học. Do đó, tôi đã nhận được sự hưởng ứng và giúp đỡ nhiệt tình của tổ Vật lý khi trao đổi về việc tổ chức và triển khai ý đồ thực nghiệm sư phạm.
3.5.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.5.2.1 Đánh giá định tính hoạt động nhận thức của HS trong quá trình thựchiện dự án hiện dự án
Về thái độ : Học sinh rất phấn khởi khi được học theo dự án vì HS được tự do tiếp cận kiến thức theo nhiều cách mà không bị áp lực về thời gian trên lớp, cũng như trong kiểm tra đánh giá.
Kỹ năng làm việc nhóm: Chia nhóm đồng đều, làm việc có trách nhiệm, nhóm trưởng năng động biết cách tổ chức nhóm và phân công công việc theo năng lực, sở trường của từng bạn. Qua làm việc nhóm các em đoàn kết hơn, góp ý tranh luận hay đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề hợp lý hơn do có nhiều ý kiến đóng góp. Ngoài ra khi làm việc nhóm các em đã thể hiện được kỹ năng làm việc theo tập thể, đây là một nhu cầu rất cần thiết hiện nay.
cuộc sống về cơ bản là rất tốt vì trong quá trình thực hiện dự án học sinh được bộc lộ các quan điểm của mình, tích cực phát huy các ưu điểm, sở trường của bản thân và qua quá trình tự đánh giá và đánh giá khi thực hiện dự án đã phát hiện những điểm yếu của bản thân, của nhóm từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, cũng như được học tập lẫn nhau.
Kỹ năng ứng dụng CNTT : Qua quá trình thực hiện dự án kỹ năng ứng dụng CNTT tốt hơn nhiều so với trước khi thực hiện dự án vì các em được học hỏi qua các bạn, qua giáo viên và chuyên gia.
Kỹ năng trình bày trước lớp, thái độ tiếp thu vấn đề và giải quyết vấn đề : Sau khi kết thúc dự án, các nhóm phải báo cáo sản phẩm của mình trước lớp, đa số HS có khả năng trình bày mạch lạc, dạn dĩ; các thành viên trong lóp góp ý chân thành, báo cáo trước lớp tiếp thu và giải quyết vấn đề sâu sắc, thái độ tiếp nhận ý kiến đóng góp khiêm tốn, vui vẻ.
Kỹ năng thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như xây dựng phiếu điều tra (ở phần phụ lục), phỏng vấn (sản phẩm dự án có đĩa CD kèm theo), từ Internet ,... HS biết chọn phần kiến thức trọng tâm qua việc tự đọc SGK, STK, tài liệu trên mạng,...
Kỹ năng đánh giá và tư đánh giá : Đa số các em biết tư đánh giá và đánh giả lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác thật sự nghiêm túc và đạt hiệu quả vì qua đánh giá học sinh có thái độ học tập, nghiên cứu nghiêm túc hơn. Kết quả là qua phiếu đánh giá và tự đánh giá tiến trình thực hiện dự án, ở các buổi báo cáo sản phẩm nháp và báo cáo sản phẩm chính thức, các em có những nhân xét, đánh giá và đề nghị thât sự sâu sắc trong phiên họp rút kinh nghiêm sau khi kết thúc đợt TNSP (từ đây kỹ năng đánh giá, nhận xét, góp ý tập thể được hình thành) như sau :
Nhân xét, đánh giá của tâp thể lớp TN đối với người tổ chức thực hiên: + Thuận lơi : HS được tự do tìm kiếm thông tin về dự án qua mạng, tự tìm hiểu kiến thức nên nhớ lâu và thật sự hiểu khá cặn kẽ vấn đề. Hoạt động tập thể làm tăng tính đoàn kết, phát huy được sở trường của mình, đồng thời khắc phục được nhược điểm để hoàn thiện mình hơn. Qua báo cáo sản phẩm khả năng diễn đạt, trình bày trước đám đông khá mạch lạc không còn lúng túng như trước và khả năng tranh luận, đóng góp ý kiến hay bác bỏ ý kiến cũng thân thiện, có tính thuyết
phục hơn so với trước.
+ Khó khăn : Còn một vài bạn thụ động, chưa có ý thức trong học tập nên trong quá trình thực hiện dự án đôi khi gây khó khăn cho nhóm và việc lĩnh hội kiến thức, ứng dụng kiến thức vào thực tế ở các bạn này cũng rất yếu.
Kiến nghị của tâp thể lớp TNSP : Nhà trường cần trang bị nhiều phòng học bộ môn với thiết bị dạy học hiện đại để học sinh được học theo dự án nhiều hơn, nhất là ở các tiết tự chọn và ngoại khóa ; Đối với giáo viên, cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi thảo luận theo đề tài hay theo chủ đề bài học. Đồng thời sau khi HS báo cáo sản phẩm giáo viên nên cũng có thật kỹ phần kiến thức trọng tâm để học sinh yếu không bị hỏng kiến thức và mở rộng kiến thức để học sinh khá giỏi nghiên cứu thêm.
Bảng 3.1
BẢNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC NHÓM HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN Nhóm Kế hoạch thực hiện DA Kiến thức đạt được KN ứng dụng CNTT KN họp tác nhóm KN thuyết trình KN ứng dụng KT Tính sáng tạo, độc đáo Cấu trúc sản phẩm Nội dung sản phẩm . 1 T T T T T K K T K 2 T T T T K K T K T 3 T T T T K K T K K 4 _ K T T K T K K T T 5 K T T K K K K K T
Khả năng tạo sản phẩm của nhóm : Sản phẩm của hầu hết các nhóm đều có cấu trúc rõ ràng, hình thức dễ nhìn, chọn hình ảnh phù hợp, chọn lọc kiến thức và ứng dụng kiến thức... đều đạt được mục tiêu của dự án và đúng theo định hướng của GV hướng dẫn. Sản phẩm của các nhóm HS thật sự rất phong phú, giúp cho các em thấy được có nhiều cách tiếp cận kiến thức hay giải quyết vấn đề mà bản thân GV đôi khi không ngờ tới.
Lời khuyên cho những ai muốn thực hiện dạy học theo tinh thần dạy học dự án thành công: ngoài chọn ý tưởng hay, xây dựng bộ câu hỏi định hướng tốt, xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá chi tiết thì phần không thể thiếu nữa là khen thưởng khuyển khích HS.