Tổ chức nhóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương điện học lớp 9 trung học cơ sở theo tinh thần dạy học dự án (PBL) luận văn (Trang 28 - 30)

Làm việc theo nhóm

Giúp cho sản phẩm chất lượng hơn, ít tốn thời gian hơn so với sản phẩm chỉ có một cá nhân thực hiện.

Làm việc theo nhóm là một kỹ năng sống và là một phần thiết yếu của môi trường PBL. HS làm việc trong các nhóm cộng tác để động não, tranh luận, đưa ra nhũng phản hồi và hoàn thành nhiệm vụ hoặc chia sẻ các nguồn tài nguyên. Mặc dù việc chuyển sang làm việc nhóm cỏ thể phát sinh sự lo ngại về tính tự chịu trách nhiệm của bản thân mỗi cá nhân, nhưng thách thức này có thể được giảiquyết bằng nhiều cách. Với việc giao nhiệm vụ cụ thể, được cá nhân hóa cho các thành viên trong nhóm, tăng cường đánh giá theo cặp hoặc theo bảng kiểm mục cá nhân, HS sẽ có trách nhiệm vởi chính công việc và sự đóng góp của bản thân đối với nhóm,

Trên thực tế, rất ít nơi chấp nhận sự làm việc đơn lẻ do hiệu quả thấp mà tinh thần làm việc "chúng ta là một đội" xuất hiện khắp nơi ở tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, học sinh Việt Nam lại chưa quen với cách làm việc nhóm này. sau đây là một số ý kiến điển hình:

+ Một mình em làm từ đầu đến cuối, bạn kia chẳng biết gì hết / chẳng làm gì hết + Em với bạn đó mỗi người một ý, không hợp nhau

+ Em thích làm với bạn kia cơ + ...

Nguyên tắc làm việc theo nhóm [31]

Học nhóm, làm việc theo nhóm cần sự chia sẻ thông tin, nguồn lực và thống nhất về phương thức thực hiện. Nhóm nào làm việc hiệu quả thường biết kết hợp các yếu tố này. Tuy nhiên, từng nhóm hoặc từng cá nhân làm việc sẽ hiệu quả chỉ

khi họ luôn sẵn sàng chia sẻ và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm.

Làm việc theo nhóm dựa trên cơ sở sự tôn trọng và khích lệ lẫn nhau.

Khi nhóm của bạn cùng nhau theo dõi việc học, bản thân bạn sẽ học nhanh hơn, hiệu quả và chac chan hơn. Đánh giá chính là ở kểt quả của cả nhóm.

Một số lưu ý khi làm việc theo nhóm + Đặt mục tiêu của nhóm lên hàng đầu

+ Chấp nhận bất đồng quan điểm là chuyện hiển nhiên + Tôn trọng đồng đội và thường xuyên trao đổi, thảo luận

+ Nếu có mâu thuẫn cá nhân, xem lại các ý trên, ý kiến cuối cùng là ý kiến của nhóm.

+ Thường thì tính sáng tạo hay mơ ho nên các ý tưởng là vô cùng quan trọng với thành công của dự án, chứ không phải là tính cách cá nhân. Sức mạnh của một nhóm là ở khả năng thực hiện và phát triển các ý tưởng mà từng thành viên đem lại.

+ Mâu thuẫn có thể là sự mở rộng của sự sáng tạo. Để giải quyết mâu thuẫn, mọi người luôn phải tôn trọng ý kiến của nhau. Nói cách khác, làm dự án theo nhóm mang tính chất cộng tác hơn là cạnh tranh.

Hai mục tiêu chính trong làm dự án theo nhóm là

Học được gì qua các tài liệu, thông tin cũng như quá trình làm việc.

Sản phẩm cuối cùng là bài báo cáo viết, trình bày miệng, bài trình bày bằng Powerpoint, sản phẩm thực tế, thiết bị thí nghiệm, hay các sản phẩm có hình ảnh, âm thanh khác...

Vai trò của người hướng dẫn (giáo viên)[31]

Nhóm đạt được thành công hay không là phụ thuộc rất nhiều vào sự mạch lạc trong giải thích yêu cầu dự án cũng như tiêu chí đưa ra từ phía giáo viên. Công việc của nhóm là giải nghĩa các hướng dẫn đó và thống nhất cách giải quyết vấn đề.

Quá trình công việc sẽ chỉ có hiệu quả khi thầy cô hướng dẫn trong quá trình. Dự án làm theo nhóm không đơn giản như việc học theo nhóm. Các học sinh cần nắm rõ và chuẩn bị kỹ càng cho dự án.

qua nỗ lực công việc của các thành viên khác.

Đánh giá nhóm

Khen thưởng thường là điều không thể thiếu được cho quá trình, các thành viên nhận được phần thưởng của mình từ những gì họ đóng góp cho dự án.

Các động lực khác (như điểm số...) có thể được chậm điểm dựa trên sự tiến bộ, trái ngược với cách tính điểm một cách tương đối. Đánh giá dựa trên tiến bộ của toàn đội và của cá nhân. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hậu quả không hay khi mà những thành viên bị điểm thấp sẽ bị coi là "bỏ đi" và không ai chú ý đến họ nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương điện học lớp 9 trung học cơ sở theo tinh thần dạy học dự án (PBL) luận văn (Trang 28 - 30)