KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 107)

1. Kết luận:

1.1. Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản về khoa học quản lý, về quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng. Luận văn đã vận dụng những khái niệm cơ bản đó vào quá trình nghiên cứu hoạt động quản lý GDBVMT ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh. Chính những lý luận này đã định hướng cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất những gíải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDBVMT ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã làm rõ vấn đề quản lý hoạt động GDBVMT ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh. Qua kết quả điều tra, có thể khẳng định rằng chất lượng quản lý hoạt động GDBVMT ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn một số trường còn sử dụng các giải pháp quản lý thiếu khoa học, kém hiệu quả dẫn đến chất lượng hoạt động quản lý GDBVMT chưa cao, chưa đáp ứng với mục tiêu đào tạo toàn diện của bậc tiểu học trong tình hình mới.

1.3. Từ những cơ sở lý luận và hoạt động thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 9 giải pháp cơ bản nhằm quản lý tốt hơn hoạt động GDBVMT ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh:

Giải pháp thứ nhất: Thực hiện đưa các nội dung GDBVMT vào kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường từ nay đến năm 2020 ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh.

Giải pháp thứ hai: Nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo viên các trường tiểu học về sự cần thiết phải tăng cường quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học.

Giải pháp thứ ba: Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học một cách khoa học, chặt chẽ.

Giải pháp thứ tư: Tổ chức tốt việc triển khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học.

Giải pháp thứ năm: Đào tạo, khai thác nguồn lực cho công tác GDMT ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh.

Giải pháp thứ sáu: Hướng dẫn phương pháp giảng dạy GDMT cho đội ngũ CBQL, GV ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh.

Giải pháp thứ bảy: Kết hợp các hình thức tổ chức GDBVMT một cách linh hoạt và sáng tạo.

Giải pháp thứ tám: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả GDMT ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh

Giải pháp thứ chin: Thực hiện mô hình”Ngôi trường tiểu học xanh – sạch – đẹp”

Thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi từ đội ngũ CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV, tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn TN… ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh xác nhận tính cần thiết và tính khả thi cao của các giải pháp đề suất nói trên.

Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã được thực hiện.

2. Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w